Thứ sáu, 19/04/2024 08:32 (GMT+7)

Kỳ lạ người phụ nữ 20 năm không đón giao thừa cùng gia đình

TRANG TRIỆU -  Thứ ba, 28/11/2017 15:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi màn đêm buông xuống, người người đang hối hả trở về nhà sau một ngày dài làm việc nhưng với cô Phương thì đây mới là thời gian bắt đầu cho công việc của mình.

 Tiết trời đầu đông trên đường Trần Quốc Vượng, Hà Nội những ngày cuối tháng 11.2017 bóng dáng người phụ nữ nhỏ bé, đội một chiếc mũ vải rộng vành, khăn trùm kín mặt, bước những bước đi nặng nhọc đang cố đẩy chiếc xe chở đầy rác về địa điểm tập kết, để lại ấn tượng khó quên trong tôi.

Cô Phương đang còng lưng đầy chiếc xe rác cao quá đầu về địa điểm tập kết.

Tên đầy đủ của cô là Hoàng Thị Phương năm nay đã 54 tuổi, cô có 20 năm ròng gắn bó với nghề công nhân vệ sinh môi trường. Và cũng là từng ấy năm cô không được đón giao thừa bên gia đình.

Chiều nào cũng vậy, cô Phương lại đạp chiếc xe đã cũ kỹ của mình từ Đông Ngạc đến phường Dịch Vọng Hậu để bắt đầu một ngày làm việc. Đồ nghề của cô cũng đơn giản chỉ là cây chổi tre và chiếc xe rác. Trời lạnh mà cô chỉ mặc có một chiếc ảo mỏng và khoác chiếc áo bảo hộ bên ngoài. 

Đây là người bạn tri kỷ đã theo cô Phương nhiều năm qua

 Hàng ngày cô Phương phải làm việc từ 4 giờ chiều cho đến 12 giờ đêm. Đó là những ngày thường, còn khi đột xuất xe vận chuyển có sự cố hoặc vào dịp lễ Tết, ngày mưa bão hay cuối tuần lượng rác tăng đột biến thì phải làm đến 2 - 3 giờ sáng mới được về, cô Phương chia sẻ.

Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cả những mối nguy hiểm. Cô Phương chia sẻ trong suốt 20 năm làm việc, bị xe đụng nặng thì không có nhưng va chạm nhẹ thì thường xuyên khó tránh khỏi.

Công việc dù vất vả, nguy hiểm là vậy nhưng chưa lúc nào cô Phương có ý định bỏ nghề, bởi nếu thiếu đồng lương eo hẹp ấy thì cả gia đình cô cũng không biết dựa vào đâu.

Những người công nhân vệ sinh môi trường còng lưng đẩy những xe rác cao quá đầu là hình ảnh dễ bắt gặp trên đường phố Hà Nội. Được chứng kiến tận mắt, chúng tôi mới thấy được hết sự vất vả khó khăn của họ.

Khi chúng tôi hỏi cảm nhận về công việc vệ sinh môi trường này thì các cô, chú trả lời: "Công việc tuy vất vả nhưng mà... vẫn vui" và cười lớn. Điều đó khiến chúng tôi cảm nhận được sự yêu nghề trong con người họ.

"Công việc tuy vất vả nhưng mà... vẫn vui" - đồng nghiệp cô Phương chia sẻ

Mỗi khi có cơn gió lạnh thoảng qua đều khiến những người đi đường lạnh run người, thế nhưng trên gương mặt thẫm đẫm sự vất vả của người công nhân vệ sinh môi trường lại lấm tấm những giọt mồ hôi.

Mùa đông đến, mọi người đều thích ở nhà, co ro trong chăn ấm nghỉ ngơi sau một ngày dài. Thế nhưng ở đâu đó vẫn có những người công nhân vệ sinh môi trường như cô Phương đang lặng lẽ cần mẫn quét dọn sạch sẽ trên những con phố.

Tâm sự với chúng tôi cô Phương chia sẻ: Cô sinh được 2 người con, nhưng không may người con trai cả của cô mắc bệnh tâm thần, chồng cô nay cũng đã có tuổi không đi làm được nữa.

Vất vả, độc hại, nguy hiểm là vậy, nhưng đồng lương mà người làm lâu năm như cô Phương nhận được cũng chỉ có gần 5 triệu đồng/tháng. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phải phụ thuộc cả vào đồng lương ít ỏi của cô. Đôi bàn tay gầy guộc này đã sưởi ấm cho cả một mái nhà, dáng hình bé nhỏ giờ mang trên vai cả một gánh nặng.

Một mình cô phải nuôi cả gia đình bằng những đồng lương ít ỏi

Thời gian trôi đi, sức khoẻ của cô cũng yếu dần. Công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn với cô, nhưng cô Phương vẫn đang phải gồng mình lên để kiếm đồng tiền nuôi cả gia đình.

Hơn 12 giờ đêm, khi tuyến đường phường Dịch Vọng Hậu đã sạch sẽ, sẵn sàng cho một ngày mới cô Phương lại lặng lẽ đạp xe hơn 10km số trên con đường vắng lặng trở về với gia đình.

Cõ lẽ Hà Nội đẹp nhất về đêm, nhưng đằng sau đó là nỗi vất vả sự cống hiến thầm lặng của  những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh mang lại một thành phố tươi trẻ, trong lành và không có ô nhiễm.

Dáng vẻ của cô Phương khiến tôi nhớ đến bài thơ Tiếng chổi tre của tác giả Chử Văn Hòa cũng là những lời cảm ơn chân thành nhất mà tôi muốn dành tặng cho cô.

"Buổi sáng sớm mênh mông trời đất

Chị lao công tất bật mưu sinh

Cần cù làm việc của mình

Cũng vì cuộc sống gia đình đấy thôi

Thời gian cứ nhẹ trôi dần mã

Nhìn con đường sạch lại đẹp sao

Bốn mùa chẳng quản gian lao

Tôi nghe tiếng chổi quét vào thời gian".

Bạn đang đọc bài viết Kỳ lạ người phụ nữ 20 năm không đón giao thừa cùng gia đình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.