Thứ ba, 23/04/2024 13:02 (GMT+7)

Nghề vệ sinh môi trường như nghề làm dâu trăm họ

Hồng Anh -  Thứ tư, 14/03/2018 11:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghề công nhân vệ sinh môi trường như nghề làm dâu trăm họ. Quét cho sạch chưa đủ, các chị em công nhân môi trường phải luôn vui vẻ, từ tốn với người dân.

Chị Phan Thị Kim Oanh là công nhân quét dọn vệ sinh môi trường của Công ty Cổ phần Công trình đô thị Gò Công. Chị tham gia ngành vệ sinh môi trường từ năm 1996 đến nay.
Không may mắn như những người khác khi phải làm mẹ đơn thân nhưng chị Oanh đã dùng nghị lực vượt qua những nỗi buồn, tủi hờn để làm việc. Công việc quét rác rất cơ cực, độc hại lại còn phải đi sớm về khuya nhưng để có tiền cho con ăn học chị vẫn kiên trì làm.

Chia sẻ về những kỷ niệm trong suốt hơn 20 năm làm nghề, chị Oanh nhớ nhất những lần đi quét rác vào ban đêm gặp phải một vài thanh niên đi chơi khuya vừa nhậu nhẹt luôn tìm cách trêu ghẹo chị. Có lần chị đang quét rác bên lề đường bỗng nhiên có người đi xe máy tiến gần đến chị đập vào lưng rồi phóng xe chạy mất. Nhưng thế cũng chưa sợ bằng những thanh niên say rượu, đi lại loạng choạng hoặc nằm la liệt trên đường, thấy chị quét gần đấy thì buông những lời đùa cợt thậm chí là động chạm, quấy rối chị.

Đằng sau những nụ cười rạng rỡ là bao lo toan, trăn trở đối với nghề vệ sinh môi trường của các chị.

Đi làm ca đêm, mưa gió bão bùng cũng không đáng sợ bằng những tên bợm rượu như thế. Làm nghề này bao năm rồi, gặp không ít chuyện nhưng mỗi lần bị trêu ghẹo hay bị quấy rối chị vẫn rất hoảng sợ.

Nhiều khi để tránh mấy thanh niên rượu chè, chị Oanh phải bỏ qua đoạn đường, chờ những kẻ đó đi rồi mới quay lại quét sau, có lúc chị phải chờ rất lâu bọn họ mới đi.

Đêm đến cũng là lúc mọi người đi đường phóng nhanh vượt ẩu rồi còn cả những đám thanh niên tổ chức đua xe. Xe cộ cứ lao ầm ầm, chị Oanh và những anh chị công nhân khác thì cứ phải ra hẳn giữa đường quét và nhặt rác. Cứ như vậy làm sao tránh khỏi tai nạn giao thông. Chẳng vậy mà không ít lần các anh chị em trong tổ suýt mất mạng vì bị xe máy phóng nhanh đâm phải. May thay các anh chị chỉ bị thương nhẹ, xe rác thì đổ tung tóe. Nhưng nỗi sợ đến một ngày có thể mất mạng luôn ám ảnh mọi người.

 Cần mẫn với công việc hàng ngày để góp phần làm xạch sanh đường phố

Công việc đã vất vả, nguy hiểm vậy nhưng công nhân vệ sinh môi trường như chị Oanh nào có được sự tôn trọng của người dân. Nụ cười chị chợt tắt khi nhắc đến đa phần người dân vẫn còn thái độ khinh khi dành cho người quét rác, chẳng mấy ai thân thiện, vui vẻ khi gặp chị. Nhiều người còn lớn tiếng gọi chị là “con quét rác” rồi mắng mỏ, chửi bới nếu chẳng may chị làm phật lòng họ. Ấy vậy mà chị vẫn phải nhã nhặn, niềm nở với người dân. Nghề công nhân vệ sinh môi trường như nghề làm dâu trăm họ. Quét cho
sạch chưa đủ, các chị em công nhân môi trường phải luôn vui vẻ, từ tốn với người dân.

Nhiều khi nước mắt chị tự nhiên rơi xuống khi nghe thấy những lời nói khiếm nhã của một số người, một phần vì tự ái nhưng phần lớn là thấy tủi thân, bất công. Tại sao mình cố gắng quét dọn cho cuộc sống của họ được sạch đẹp hơn mà họ vẫn coi thường, khó chịu với mình. Mỗi lần như thế chị lại dặn lòng phải nhẫn nhịn, tự động viên mình để có nghị lực làm việc.

Nhìn gương mặt tươi tắn, nụ cười hiền hậu của chị Oanh, không ai biết được chị đã chịu biết bao buồn phiền, tủi hổ. Thế mà trong nhiều năm qua, bất chấp những khó khăn đó, chị vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ sạch đẹp đường phố của thị xã và được trao tặng nhiều giấy khen của UBND thị xã Gò Công, luôn giữ vững danh hiệu lao động tiên tiến hàng năm. Chị bảo phải cố gắng vì con và vì cuộc sống.

Tự mình cố gắng trong công việc cũng là cách để mình dạy con luôn kiên trì vượt qua mọi khó khăn, không được bỏ cuộc dễ dàng. Chị mong rằng con có thể nhìn vào mình để sống tốt hơn.

Tinh thần thép của chị khiến các anh chị em trong công ty cũng như Ban lãnh đạo nể phục và thêm phần yêu quý. /.

Bạn đang đọc bài viết Nghề vệ sinh môi trường như nghề làm dâu trăm họ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới