Thứ bảy, 20/04/2024 13:48 (GMT+7)

Nữ công nhân quét rác khuyết tật được nhận giải Cây chổi vàng

Hồng Anh -  Thứ hai, 12/02/2018 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chị Lê Mai Thanh - Công nhân của Công ty Cổ phần môi trường và Công trình đô thị Sông Công là một công nhân môi trường đặc biệt.

Quét rác đường phố vẫn luôn được biết tới là công việc khó khăn và nhiều nguy hiểm. Không chỉ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và các chất thải độc hại mà nghề này còn chứa nhiều rủi ro từ các phương tiện giao thông. Công việc quét rác đòi hỏi người công nhân nhiều khi phải ra đúng tim đường để quét mặc xe cộ, phương tiện ùn ùn. Làm nghề này, đã không ít người gặp phải tai nạn trên đường phố. Nhiều người bị xe cộ va quệt, đâm vào làm gãy tay gãy chân, có người còn bị mất mạng. Xây xát nhẹ thì nhiều như cơm bữa. Điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh của các công nhân vệ sinh môi trường. Nhiều công nhân tâm sự khi làm việc tay thì quét nhưng tai lúc nào cũng phải ngóng lên nghe tiếng xe cộ để kịp thời tránh vì tai nạn luôn trực chờ. Công nhân khỏe mạnh bình thường còn lo sợ như vậy thì sẽ nguy hiểm thế nào đối với một người công nhân bị điếc.

Chị Lê Mai Thanh - Công nhân của Công ty Cổ phần môi trường và Công trình đô thị Sông Công là một công nhân môi trường đặc biệt. Chị bị điếc từ nhỏ nên cuộc sống từ trước đến nay luôn chịu nhiều thiệt thòi hơn những người khác. Mặc dù không thể nghe thấy gì nhưng duyên số lại đưa chị đến với nghề vệ sinh môi trường, thậm chí chị còn đảm nhận nhiệm vụ thu rác bến tàu, quét rác đường phố. Khu vực bến tàu mỗi ngày có hàng trăm hàng ngàn lượt người qua lại hối hả với số lượng rác thải vô cùng lớn. Còn ngoài đường phố thì vẫn luôn rình rập tai nạn. Đặc biệt là càng về khuya thì nỗi sợ càng tăng dần lên khi mà xe tải, xe container hoạt động càng nhiều còn xe máy thì thường phóng bạt mạng, chưa kể đến những người say xỉn không làm chủ được tay lái...Đấy là những nguy hiểm chị Thanh hàng ngày phải đối mặt với đôi tai không nghe được. Vậy mà chị đã gắn bó với nghề này được 22 năm rồi. 22 năm, đã biết bao thời điểm thăng trầm đi qua nhưng chị Lê Mai Thanh vẫn giữ nguyên tình yêu dành cho nghề quét rác. Quả thật phải yêu nghề lắm mới có thể vượt qua những nỗi vất vả, tủi nhục của nghề cùng sự ám ảnh hàng ngày về nguy hiểm cận kề tính mạng dù cho nghề chẳng thể mang đến cho chị cuộc sống giàu sang.

Lễ trao giải thưởng Cây chổi vàng diễn ra ngày tối 26/01 do TC Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức vừa qua, Ban tổ chức đã trao tặng cho chị Thanh giải Bạc.

Chị Thanh lập gia đình với một công nhân cơ khí, hai anh chị có với nhau một người con. So với những người mẹ khác, chị Thanh khó khăn hơn rất nhiều. Làm vệ sinh môi trường vô cùng khó nhọc, vất vả, đồng lương công nhân thì nhiều khi không đủ lo ăn lo mặc cộng thêm những trở ngại vì không nghe được. Vậy mà chị vẫn nuôi dạy con khôn lớn và cho con được học hành đầy đủ. Lê Đức Thiện - con trai của chị đã được Trường Đại học Bách Khoa trao bằng kỹ sư kỹ thuật cơ khí. Quả thật, nghị lực và tình yêu có thể giúp con người vượt qua mọi chông gai, thử thách.

Hoàn cảnh bản thân vốn đã khó khăn nhưng điều đó không ngăn chị giúp đỡ người khác. Chị được đồng nghiệp yêu quý vì luôn nhiệt tình hỗ trợ mọi người không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống. Và cho dù chính bản thân mình còn bệnh tật, nghèo khó nhưng chị vẫn hết lòng góp sức, góp của trong các đợt ủng hộ từ thiện, nhân đạo do công ty và thành phố phát động như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ trẻ em nghèo vùng cao...

22 năm công tác là 22 năm chị nhận những bằng khen, giấy khen không chỉ của đơn vị mà cả các cấp lãnh đạo của thành phố Sông Công, của tỉnh Thái Nguyên...như Danh hiệu công nhân viên chức lao động tiêu biểu do Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên trao tặng, Giấy khen thành tích xuất sắc tiêu biểu trong các phong trào thi đua, Danh hiệu Lao động tiên tiến do Chủ tịch UBND thị xã Sông Công trao...Chị được đánh giá là nhân tố điển hình trong phong trào Xanh – sạch – đẹp của Thành phố phát động.

Quảng trường trung tâm thành phố Sông Công.

Thành phố Sông Công có được sự văn minh - sạch đẹp như hôm nay là nhờ những cống hiến hi sinh thầm lặng của những công nhân vệ sinh môi trường như chị Thanh.

Với nỗ lực vượt lên số phận và thành tích đạt được, chị xứng đáng là nguồn cảm hứng để đồng nghiệp và mọi người noi theo. Trong Lễ trao giải thưởng Cây chổi vàng diễn ra ngày tối 26/01 do TC Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức vừa qua, Ban tổ chức đã trao tặng cho chị giải Cây chổi Bạc. Đó là món quà ý nghĩa nhân dịp chào đón xuân Mậu
Tuất 2018 mà chương trình Cây chổi vàng đã tặng cho những người công nhân như chị Lê Mai Thanh để tôn vinh những đóng góp to lớn của chị đối với môi trường cũng như với cả xã hội./.

Bạn đang đọc bài viết Nữ công nhân quét rác khuyết tật được nhận giải Cây chổi vàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ