Thứ bảy, 20/04/2024 18:25 (GMT+7)

Tấm gương nữ tổ trưởng dân phố về giữ gìn môi trường trật tự đô thị

Triệu Hồ -  Thứ hai, 28/05/2018 10:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vị nữ tổ trưởng tổ dân phố số 7 (La Khê, Hà Đông, Hà Nội) với gần 40 năm hoạt động công tác xã hội, là vị tổ trưởng mẫu mực được dân tín nhiệm và luôn hết mình vì gìn giữ môi trường và đô thị.

Nhắc bà Nguyễn Thị Quý, những người dân ở tổ dân phố số 7 phường La Khê (Hà Đông, Hà Nội) ai cũng tỏ lòng quý mến và kính trọng người tổ trưởng dân phố gương mẫu, tận tụy, dám nghĩ, dám làm hết lòng vì công tác xã hội.

Vốn là người nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với cộng đồng, bà đã tham gia công tác xã hội ở địa phương nhiều năm, đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, từ năm 2013 đến nay, bà liên tục được nhân dân tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố.

Hết mình vì công tác giữ gìn vệ sinh môi trường

Dù mới bước sang tuổi 55 nhưng bà Quý đã tham gia công tác xã hội được gần 40 năm, có 5 năm làm chi hội trưởng phụ nữ, kinh qua nhiều chức danh nhiệm vụ khác nhau.

Từ năm 2013 đến nay, bà được nhân dân tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Ở vị trí công việc nào bà  cũng được nhân dân kính trọng và tin tưởng.

Bà Nguyễn Thị Quý luôn nhận được sự kính trọng, tin yêu từ mọi người.

Tổ dân phố số 7 của phường La Kê có gần 600 hộ dân hơn 2000 nhân khẩu được chia thành 7 cụm dân cư. Hình ảnh bà tổ trưởng dân phố đi chiếc xe đạp cũ đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động, nhắc nhở người dân chấp hành pháp luật và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, đô thị đã quá quen với người dân nơi đây..

Nói về công tác giữ gìn vệ sinh của tổ dân phố số 7 bà Qúy tự hào nói: “Có chỗ ô đất gần trường học đấy, các gia đình đổ phế thải, vật liệu xây dựng ra đầy cả con đường. Tôi tự thân vận động, bỏ tiền ra thuê, vận động mấy nhà ra cùng dọn đi, dọn xong viết chữ cấm đổ rác vào đấy, sau thấy mình dọn đi họ cũng không còn đổ ra đấy nữa. Đấy, cái gì cũng phải là miệng nói tay làm, mình phải nêu gương trước, bắt tay vào làm trước thì dân người ta mới nghe theo chứ còn không có nói thế nào người ta không nghe đâu".

Ở tổ dân cư số 7, tiêu chí vệ sinh môi trường luôn được tổ dân phố đặc biệt quan tâm, chi hội phụ nữ có phong trào dọn nhà sạch phố đẹp thủ đô, sáng thứ 7 nào cũng tổ chức quét đường ngõ làng ngõ xóm.

Bãi đất sạch đẹp này trước đây từng là một bãi rác bẩn, các loại rác thải phế thải được đổ ra đây. Nhưng từ khi bà Quý nêu gương, bắt tay vào dọn đi thì từ đó không còn ai mang rác ra đây đổ nữa. 

"Cô lao công phụ trách khu này cô ấy làm rất tốt, cũng cẩn thận và làm rất sạch sẽ. Thấy chị em lao công vất vả nghĩ cũng thương, tết năm nào cũng thế, trong ngày đổ rác đầu tiên của năm mới nhân dân trong tổ dân phố cũng có bao lì xì để có tấm lòng biết ơn với cô quét rác, cô cũng thấy ấm lòng, như vậy là người ta cũng biết ghi nhận công sức của người giữ gìn sạch sẽ cho mình".

Nhờ sự tận tâm khéo léo trong công tác dân vận của mình, giờ đây được bà con nhân dân khu phố xem như “người nhà”. Bởi vậy, tại khu dân cư hễ nhà ai có vấn đề gì là đều bày tỏ với Tổ trưởng để cùng tháo gỡ những khó khăn, chí ít thì cũng động viên kịp thời để người dân được an tâm, rồi sau đó mọi việc từ từ giải quyết.

Bà Quý kể: “Tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều, khi bà con bầu mình làm nghĩa là họ đã tin tưởng, tín nhiệm mình, để không phụ lòng bà con thì mình phải làm bằng hết tinh thần trách nhiệm”.

Bà Quý cũng vận động nhân dân đổ rác đúng giờ, để tránh việc để rác ra đường sớm để tránh rác bị tràn lan ra đường gây mất vệ sinh mất mỹ quan khu dân cư.

Khi được hỏi thăm về Tổ trưởng tổ 7, ông P – người dân trong tổ không tiếc lời: “Gần gũi và nhiệt tình với bà con lắm, có chuyện gì cần giúp đỡ gọi là có mặt ngay.

Một người dân khác tại tổ dân phố số 7 – bà C nói: “Tôi sống ở đây cũng 20 năm rồi, biết bà Quý lâu lắm rồi, bà Quý thì như người nhà vậy, bà ấy năng nổ nhiệt tình lắm, bao nhiêu năm làm tổ trưởng bao người khen là rất gấn gũi, thâm tình, không tính toán, hễ giúp được cho ai cái gì là giúp ngay”.

Cũng chính vì “được lòng dân” mà bà đã có ý xin được thôi không làm tổ trưởng nhưng đều…thất bại. Bà Qúy tâm sự: “Mình cũng muốn nghỉ rồi nhưng bà con họ không đồng ý, họ bảo bà nghỉ sao được, bà nghỉ còn ai làm được như bà.

Tôi cũng muốn nghỉ mà chưa tìm được ai, giờ tìm được người làm tổ trưởng dân phố mà được lòng dân khó lắm, để đào tạo được người tâm huyết với cộng đồng rất khó. Phụ lòng bà con thì cũng không đành nên lại tiếp tục nhận nhiệm vụ cùng bà con.

Quan trọng nhất của người cán bộ phải là phải tâm huyết, nhiệt tình. Đúng như các cụ nói, cán bộ nào phong trào đấy, phải học tập bác Hồ là: “Đầu nghĩ, chân đi, miệng nói, tay làm” thì mới được lòng dân. Phải có những hành động cụ thể, nhân dân người ta nhìn thấy, chứ còn mình có nói hay đến mấy mà không thực tế, mình không đi làm, không có hiệu quả thì chả ai người ta tin”.

Bà Quý chỉ cho PV thấy những "ca khó" mà bà đã hòa giải êm thấm trong suốt những năm qua.

Tổ dân phố số 7 có 36 hộ thuộc diện gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình chính sách luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ riêng bà và các cấp chính quyền.

Bà luôn quan niệm: “Để làm tốt thì việc hiểu được người dân là điều rất quan trọng. Mà để hiểu được họ thì mình phải gần gũi, chia sẻ, nhất là những lúc hoạn nạn, ốm đau, ma chay…, phải có mặt liền, không giúp được gì thì ít ra cũng trấn an được về tinh thần. Phải bằng cả cái tâm, trách nhiệm, sự nhiệt tình, và được nhân dân tin tưởng sâu sắc thì mới có thể gắn bó lâu”. 

Các tấm pano, bảng thông báo do tổ dân phố số 7 gắn luôn giúp nhân dân cập nhật thông tin kịp thời và nhắc nhở nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường chung cho cả khu phố.

Cầm trên tay bản kế hoạch chống dịch sốt xuất huyết của năm nay, bà Quý kể: “Dịch sốt xuất huyết năm ngoái Hà Nội bùng phát mạnh, từ suốt 4 tháng từ tháng 7 đến tháng 11, tôi cùng các cụm trưởng phối hợp với trạm y tế phường phải lăn xả vào làm công tác dập dịch, phòng chống dịch, tuyên truyền kiểm tra nhắc nhở từng hộ gia đình cùng chống dịch. Làm thường xuyên và quyết liệt lắm.

Có lần người ta bảo tôi là thừa hơi, suốt ngày loăng quăng với bọ gậy, nhưng vì trách nhiệm, vì cuộc sống của cả cộng đồng dân cư thì mình phải làm. Mình nhẹ hàng giải thích cho họ hiểu cuối cùng cũng họ cũng ngượng và phối hợp cùng làm với mình. Năm ngoái phường cũng hỗ trợ rất tích cực, các đội xung kích của phường làm công tác vệ sinh môi trường, năm nay ngay từ tháng trước ủy ban đã có kế hoạch đón dịch sốt xuất huyết ngay từ đầu”.

Suốt những năm qua, ngày ngày bà đều có mặt trong hầu hết cuộc họp, hội nghị mà phường tổ chức, các cán bộ, công chức ở Ủy ban phường đã khá quen với hình dáng, khuôn mặt có làn da sạm và đặc biệt nhất là ở đôi mắt, đôi mắt ấy vẫn còn sự lanh lợi vẫn ánh lên sự thông minh, quyết tâm, nét cương nghị, bộc trực của bà.

Đứng ra đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và UBND phường bà luôn chủ động phối hợp các đoàn thể phường tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ do UBND quận Hà Đông ban hành…Bà như một chiếc cầu nối bắt nhịp cho chính quyền phường đến gần hơn với nhân dân tổ dân phố 7. Và ngược lại, cũng là một cánh tay giúp nhân dân tổ 5 chủ động hưởng ứng và tích cực tham gia rất nhiều phong trào, mục tiêu mà Đảng ủy, UBND phường phát động nhiều năm liền.

Hình ảnh người tổ trưởng đi đến từng nhà nhắc nhở các hộ gia đình giữ gìn vệ sinh, treo cờ Tổ quốc nhân ngày kỷ niệm lớn của đất nước; vận động mọi người đóng góp vào quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống  thiên tai của phường... đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở tổ dân phố nơi đây. Dù đã khá cao tuổi, nhưng với tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì công việc, bà luôn xác định hoàn thành mọi nhiệm vụ được tổ chức và nhân dân giao phó.

Hình ảnh bà Quý trên chiếc xe đạp đã quá quen thuộc với người dân nơi đây.

Theo lời người dân nơi đây, tổ 7 có 49 hộ dân có nhà bị lún nứt nghiêm trọng tại một dự án chung cư trong khu vực. Chính bà Quý là người đứng ra làm đơn đề nghị đến các cấp chính quyền và yêu cầu chủ dự án để đòi bồi thường cho tất cả các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Bà kể: “Thắng lợi nhất của tôi là vừa rồi đòi ại được quyền lợi cho 49 hộ dân gần dự án làm lún nứt ở tổ dân phố. Suốt 6 tháng trời từ tháng 11/2017 đến tháng 5 vừa rồi mới giải quyết xong, 49 hộ dân mới nhận được bồi thường".

"Giải quyết xong cảm tưởng như vừa trút được gánh nặng xong, vì suốt ngày các hộ dân gọi điện đến kêu cứu thôi. Vì cuộc sống họ bị ảnh hưởng mà, nhiều nhà bị nghiêng lún nứt mất an toàn đấy. giải quyết xong cái giờ thấy nư trút được gánh nặng thật”, bà Quý cho biết.

Bà chia sẻ: "Tôi từng hòa giải giúp đỡ nhiều trường hợp lắm, muôn hình vạn trạng. Một tổ trưởng dân phố chẳng khác nào một cán bộ an ninh, một hòa giải viên, có lúc lại như là người trong gia đình để hòa đồng với mọi người, động viên họ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở khu dân cư".

Trên địa bàn phường, ngoài những buổi tuyên truyền tại cuộc họp tổ dân phố, bà đã kiên trì trực tiếp đến từng nhà để thăm hỏi, nắm bắt, tuyên truyền vận động bà con. Bà cũng là cầu nối giúp giải quyết những thắc mắc, đền bù không thỏa đáng giữa chủ dự án với người dân. Tuyên truyền, vận động tốt nên bà và các đoàn thể nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.

Bảng thông báo của cụm dân cư số 4, tổ dân phố số 7.

Trong cuộc sống thường nhật, bà luôn hoàn thành tốt vai trò của người vợ, người mẹ mẫu mực. Mặc dù việc công bận rộn đã chiếm hầu hết thời gian. Với suy nghĩ "muốn người dân làm và nghe theo mình thì trước hết bản thân phải gương mẫu, đi đầu trong mọi lĩnh vực", do đó ông luôn cố gắng xây dựng đời sống kinh tế ngày một phát triển để bảo đảm cuộc sống ấm no cho gia đình, dạy bảo con những điều hay lẽ phải, lấy phẩm chất đạo đức làm chuẩn mực của cuộc sống. Vì vậy bản thân bà và mọi người trong gia đình luôn được nhân dân trong khu dân cư quý mến. Nhiều năm liền, gia đình bà được công nhận là Gia đình văn hóa các cấp.

Là một cán bộ dân phố nhiệt huyết, có nhiều đóng góp cho địa phương. Suốt nhiều năm tham gia công tác xã hội, 5 năm làm tổ trưởng dân phố, phần thưởng lớn nhất của bà chính là sự đoàn kết, là tình cảm quý mến, kính trọng của mọi người trong khu dân cư.

Thầm mong có thêm thật nhiều những tâm hồn cao thượng, những con người hết lòng vì nhân dân như bà Quý để mỗi ngày tỉnh dậy, ta thấy cuộc đời này còn có bao điều tuyệt vời biết nhường nào.

Bạn đang đọc bài viết Tấm gương nữ tổ trưởng dân phố về giữ gìn môi trường trật tự đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất