Thứ năm, 25/04/2024 10:58 (GMT+7)

Hãy trân trọng những con người như thế!

Trần Quỳnh – Nguyễn Hiền -  Thứ sáu, 27/07/2018 09:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Về huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông, hỏi thăm chị Lê Thị Kim Đính, công nhân vệ sinh môi trường không ai là không biết.

Chị Đính đang thu gom rác thải tại khuôn viên huyện Cư Jút

Nhiều năm liền chị không chỉ là công nhân gương mẫu, xuất sắc mà còn được nhiều người yêu mến bởi tính chịu thương, chịu khó, có cái tâm muốn làm đẹp cho xã hội.

Trong cuộc sống hiện nay, có vô vàn công việc, ai cũng muốn tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với mục đích kiếm ra những đồng tiền chân chính để mưu sinh, để lo cho gia đình, lo cho tương lai.

Có nhiều người luôn thay đổi công việc với lý do không phù hợp, không đúng với khả năng của mình. Nhưng cũng có rất nhiều người chỉ cần một công việc lương thiện để kiếm tiền dù đó là công việc gì cũng được, miễn là xã hội chấp nhận, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Đối với xã hội hiện nay, một số ít người có cách nhìn nhận và đối xử với những người đang ngày đêm làm đẹp cho phố phường bằng sự cảm thông mà họ có những ánh mắt miệt thị, không có thiện cảm.

Nhưng những người công nhân quét rác vẫn tiếp tục công việc của mình cho dù mưa gió, hay gặp các cặp mắt không thiện cảm đang hướng về họ.  Mặc kệ, vì họ biết đây là công việc lương thiện và góp một phần công sức cho xã hội (dù là nhỏ bé) và xã hội đang tốt đẹp hơn nhờ có họ.

Đồng hồ điểm 00 giờ, khi mọi người còn đang say giấc nồng, quấn mình trong chiếc chăn ấm thì cũng là lúc chị Lê Thị Kim Đính (SN 1976, là công nhân vệ sinh của HTX Vệ sinh Môi trường Quyết Thắng) bắt đầu công việc thường ngày của mình với nhiệm vụ quét và thu gom tất cả các loại rác thải tại khu vực đã được phân công như khuôn viên Huyện uỷ huyện Cư Jút, khuôn viên UBND huyện Cư Jút. Chị đã có thâm niên công tác từ những năm đầu thành lập HTX - năm 2009 - cho đến nay, và theo chị, đây là một công việc ổn định và chị rất yêu công việc của mình.

Với đức tính chịu khó và chăm chỉ làm việc của người con đất Quảng Trị, chị chưa từng nghỉ việc ngày nào cho dù mưa gió hay dịp Lễ tết. Là tấm gương sáng cho toàn bộ công nhân HTX Vệ Sinh Môi trường Quyết Thắng.

Chị Lê Thị Kim Đính chia sẻ: “Xã hội ngày một phát triển, nhiều người bây giờ có học thức cao, có địa vị trong xã hội nên họ nhìn nhận những người công nhân vệ sinh bằng con mắt không mấy thiện cảm, họ nghĩ rằng công việc quét rác là tầm thường... " nhưng với chị , "hàng ngày phải đi bộ hàng chục cây số, đối mặt với bụi bẩn, với hiểm nguy, với những ánh mắt khinh khi, những lời nói xúc phạm của mọi người … Nhưng chị vẫn không hề buồn bực hay có hành động gì phản ứng lại mà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong rồi tiếp tục công việc của  mình ”.

Khi kết thúc buổi làm việc cũng là khi mọi người đã tỉnh giấc, chị về với gia đình. Trong tư tưởng của mình, chị luôn mang một niềm vui là đã góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân để làm sạch đẹp cho xã hội.

Đêm lại đêm, khi mọi người còn đang say giấc, chị lại tiếp tục công việc thầm lặng nhưng rất ý nghĩa của mình dưới ngọn đèn đường hiu hắt... và trân trọng biết bao, có những người như chị Đính mà phố phường của chúng ta mỗi ngày sạch sẽ hơn. Mỗi người dân cũng nên tự ý thức, đừng quăng rác ra ngoài đường phố để những công nhân vệ sinh môi trường bớt đi phần cực nhọc...

Bạn đang đọc bài viết Hãy trân trọng những con người như thế!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành