Thứ bảy, 20/04/2024 08:27 (GMT+7)

Sẽ lập đoàn thanh tra, công khai các dự án “treo” trong quý II/2018

MTĐT -  Thứ tư, 11/04/2018 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong quý 2/2018 sẽ triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra và công bố công khai các dự án nhà đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng.

Tại Hội nghị tổng kết quý I/2018 diễn ra mới đây, Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đã tập trung hoàn thiện, cắt giảm, tháo gỡ các vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường… Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, được triển khai đồng bộ.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong quý I đã tiếp nhận, phân loại và xử lý 584 lượt đơn, tương ứng với 298 vụ việc. Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ 10/25 vụ việc Thủ tướng giao…

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng Hà Nội và TP. HCM đã có hơn 700 dự án chậm triển khai, trong đó Hà Nội hiện có hơn 200 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi được bàn giao trên thực địa. Ngoài ra, còn có tới 172 dự án chậm tiến độ thực hiện hơn 24 tháng và 72 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Còn theo số liệu của Sở Xây dựng TP. HCM, toàn thành phố hiện có hơn 1.200 dự án đang còn hiệu lực triển khai nhưng có đến 502 dự án đang trong tình trạng “trùm mền”, chiếm 41,18% số dự án trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế được treo hàng chục năm nay. Ảnh: Bất động sản.

Tại TP. HCM hiện có nhiều dự án khởi công hàng chục năm thậm chí hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy rục rịch gì. Cụ thể, một dự án có thâm niên “treo” bậc nhất thành phố là khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa nằm tại phường 28, quận Bình Thạnh. Do đất nằm trong dự án “treo” hơn 20 năm nên người dân trong vùng dự án “ở cũng không được mà đi cũng không xong”, mua bán hay sửa chữa gì cũng không thực hiện được.

Tương tự, dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế có diện tích gần 900 ha, nằm tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Chủ dự án là Công ty Berjaya Land Berhad của Malaysia, được thành phố cấp phép đầu tư từ năm 2008 nhưng sau 10 năm, đến nay dự án vẫn chỉ nằm trên bản vẽ.

Tại Q.9, TP. HCM, mặc dù đã được UBND Thành phố giao đất từ lâu nhưng theo thống kê của UBND Q.9 cho biết, trên địa bàn quận có tới 200 ha đất thuộc dự án đang trong tình trạng "đắp chiếu".

Còn phía Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho rằng: Phần lớn các dự án chậm tiến độ đều thuộc dạng bị đình chỉ thi công do “vướng” trong khâu hoàn thiện hồ sơ pháp lý, nguồn vốn và năng lực tài chính của chủ đầu tư.

Sở TN&MT khẳng định, đã xử lý vi phạm hành chính 106 tổ chức, với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Kết quả thanh tra cũng phát hiện 29 dự án vi phạm quy định về đầu tư xây dựng chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng sai mục đích hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Về việc xử lý các dự án vi phạm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, quy định về mức độ xử phạt hành chính các dự án vi phạm còn quá nhẹ, không đảm bảo tính răn đe: “Tôi kiến nghị phải nâng mức xử phạt hành chính với các chủ đầu tư vi phạm”.

Cũng theo ông Nghĩa, thu hồi đất của các dự án là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, động chạm. Trong khi đó, hành lang pháp lý hiện nay còn thiếu, vẫn chưa có quy trình, thủ tục đầy đủ về thu hồi đất, gia hạn đối với dự án vi phạm pháp luật đất đai dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhiều cơ quan.

Hà Nội có tới 200 dự án chậm đưa đất vào sử dụng. 

Ai cũng biết, thực tế tại nội thành, có nhiều dự án sau khi được giao đất, chủ đầu tư đã quây tôn nhưng để “hoang” vài năm, thậm chí cả 10 năm. Nói là để “hoang” nhưng thực chất, quây tôn để chiếm đất và sử dụng trái mục đích như cho thuê làm nhà xưởng, làm gara ô tô, làm nơi bán hàng, cửa hàng sửa, rửa xe… Có nghĩa là chủ đầu tư vẫn kinh doanh được trên đất đó nhưng thực hiện không đúng mục đích của dự án.

Có chủ dự án đầu tư đã không đưa đất vào sử dụng, lại còn chây ì không đóng thuế. Có dự án chậm đưa vào sử dụng đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực, gây bất tiện trong sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường sống…

Theo Luật Đất đai, nếu sau 3 năm đưa vào kế hoạch sử dụng đất mà dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải điều chỉnh, hủy bỏ.

Tổng hợp theo (Thời đại, Người tiêu dùng)

Bạn đang đọc bài viết Sẽ lập đoàn thanh tra, công khai các dự án “treo” trong quý II/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...