Thứ năm, 28/03/2024 16:45 (GMT+7)

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: 'VEC không có quyền từ chối phục vụ'

Bùi Phương -  Thứ ba, 12/02/2019 17:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các mạch máu giao thông của mà VEC được giao là để quản lý, thu tiền, không phải thuộc quyền sở hữu của VEC nên đơn vị này không thể từ chối phục vụ phương tiện.

Liên quan đến thông báo của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết sẽ từ chối phục vụ vĩnh viễn hai phương tiện trên tất cả tuyến đường do VEC quản lý, khai thác với lý do hai phương tiện này đã có hành vi cố tình gây rối tại trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào chiều 10/2/2019. Đại diện VECE cho biết thêm, quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đã chiếu theo các thông tư, quy định của pháp luật trước khi được đưa ra.

Tuy nhiên, trao đổi với Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã khẳng định cả VEC và VEC E đều không có thẩm quyền này. Như vậy văn bản này là chưa đúng, nhiều chuyên gia pháp lý cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của VEC. Được biết có thể trong ngày mai (13/2), Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ ra quyết định thu hồi văn bản cấm phương tiện của VEC.

Ngay sau khi các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng lãnh đạo VEC đã ra văn bản sai thẩm quyền và có động thái chuẩn bị thu hồi thì dư luận lại đặt câu hỏi về trách nhiệm của người ký, ban hành. Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết Bộ Tư pháp đang nghiên cứu trình Chính phủ phương án xử phạt đối với các đơn vị ban hành văn bản trái thẩm quyền, đang chờ xem xét.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng VEC đã sai khi không phân biệt rõ việc con người gây ra lỗi, phương tiện không gây ra lỗi.

Đồng thời, ông khẳng định các mạch máu giao thông của mà VEC được giao là để quản lý, thu tiền, không phải thuộc quyền sở hữu của VEC nên đơn vị này không thể từ chối phục vụ phương tiện.

"Và bản thân chiếc xe không phạm lỗi mà do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra lỗi. Vậy thì phải xử lý người điều khiển phương tiện giao thông bằng cách thu bằng lái xe, cấm vĩnh viễn cấp bằng. Hoặc xử lý hình sự nếu như phạm tội. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm để xử lý theo pháp luật chứ không thể cấm phương tiện đó lưu thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền là đơn vị xử lý”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Để làm rõ hơn vấn đề, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Sơn - nguyên Trưởng phòng hướng dẫn luật - Cục CSGT. Ông Sơn đồng tình với quan điểm của các luật sư cho rằng VEC đã ban hành văn bản trái thẩm quyền. Cụ thể, việc cấm phương tiện di chuyển trên đường phải được quy định trong luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, theo vị này, hiện nay không có điều luật nào cấm vĩnh viễn xe ô tô di chuyển trên đường. Thậm chí pháp luật còn quy định, nếu tắc đường thì phải xả trạm, không được tiếp tục thu phí. Trong trường hợp này, BOT là dạng hợp đồng hành chính công, có yếu tố Nhà nước, nên doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền từ chối phục vụ.

Hơn nữa, khác với việc cấm bay theo luật Hàng không dân dụng Việt Nam, nếu luật Giao thông đường bộ cấm cũng không hợp lý, thậm chí là trái với Hiến pháp vì đường bộ là loại hình di chuyển tối thiểu của người dân, sử dụng đường bộ là quyền chính đáng. Đặc biệt, Thông tư và Nghị định càng không được phép cấm đoán việc sử dụng đường bộ.

Bạn đang đọc bài viết ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: 'VEC không có quyền từ chối phục vụ'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới