Thứ sáu, 29/03/2024 06:02 (GMT+7)

Hà Nội: Cần có cơ chế hấp dẫn để khuyến khích người dân đi xe buýt

MTĐT -  Thứ ba, 09/01/2018 16:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) thành phố Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP và Sở GT-VT Hà Nội tiếp tục có cơ chế hấp dẫn hơn nữa để thu hút người dân sử dụng VTHKCC.

Theo đó, hiệp hội kiến nghị nên đơn giản hóa hơn nữa thủ tục mua vé tháng cho hành khách đi xe buýt (bỏ quy định ưu tiên cho học sinh - sinh viên, thay vào đó chỉ cần dưới 18 tuổi là được ưu tiên); cấp thẻ miễn phí sử dụng VTHKCC cho công dân hết tuổi lao động; bố trí quỹ đất phát triển đường dành riêng và điểm đầu cuối cho xe buýt, trước mắt cho khôi phục lại đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi...

Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội VTHKCC thành phố Hà Nội, mạng lưới VTHKCC đã và đang được thành phố quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên. Tuy nhiên lực lượng lái xe đủ điều kiện đang có nguy cơ thiếu hụt.

Việc tuyển dụng rất khó khăn do thu nhập không đủ cạnh tranh với các ngành nghề tương tự. Vì vậy thành phố và bản thân các doanh nghiệp vận tải cần có những chính sách phù hợp để thu hút được nguồn lực lao động đặc thù này nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển hệ thống VTHKCC của Thủ đô.

Cần có cơ chế mới để thu hút người dân đi xe buýt.

Vấn đề làm thế nào để thu hút người dân đi xe buýt không còn là vấn đề mới, bài toán này đã làm đau đầu các nhà quản lý trong nhiều năm qua. Nhất là khi mà lượng phương tiện cá nhân ngày càng tăng cao, tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã duyệt đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030".

Đề án này để tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn thành phố, tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Đề án đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt từ 30% đến 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 từ 50% đến 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.

Tuy nhiên, đề án này nhanh chóng nhận được những phản ánh trái chiều từ dư luận. Nhiều người cho rằng, với hệ thống giao thông như nước ta hiện nay, điều đó khó mà thành hiện thực.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết người dân vẫn không thích đi xe buýt vì chật, phải chen chúc và sợ bị móc túi, rồi bị tài xế và phụ xe đối xử thiếu văn hóa hay phải đi bộ quá nhiều, và phương tiên vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Cụ thể, khi tiến hành khảo sát ở 100 người thường xuyên đi xe buýt ở Hà Nội, có cả sinh viên và người đi làm thì có đến hơn 80% trong số đó không muốn nói về chuyện mình đi xe buýt đi học hay đi làm vì… ngại.

Để giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc hiện nay, bên cạnh việc phát triển lượng xe buýt và tuyến đường, việc cần làm là xây dựng văn hóa xe buýt, để người dân thích đi xe buýt. Phải kéo được lượng lớn người đi xe máy sang sử dụng xe buýt. Muốn vậy, phải thay đổi suy nghĩ “sợ” xe buýt đã ăn sâu vào tâm lý phần lớn người dân hiện nay.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Cần có cơ chế hấp dẫn để khuyến khích người dân đi xe buýt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.