Thứ tư, 24/04/2024 20:25 (GMT+7)

Hai tuyến metro ở TPHCM đội vốn 44.000 tỷ, vì sao?

MTĐT -  Thứ bảy, 06/01/2018 09:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP. HCM vừa báo cáo Chính phủ nguyên nhân khiến tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương đội vốn 44.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo gửi Chính phủ về vướng mắc tại các dự án metro, UBND TP HCM cho biết tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, dài khoảng 20 km) được thành phố phê duyệt năm 2007 với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỷ đồng (hơn 126.500 triệu Yên Nhật), thông tin Vnexpress.

Thời điểm đó dự án được xác định thuộc nhóm A - không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, tư vấn chung của dự án đã tính toán và xác định lại, tổng mức đầu tư vào năm 2009 là hơn 47.300 tỷ đồng (hơn 235.500 triệu Yên Nhật).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được thành phố chỉ ra là: tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư (đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga…); nguyên, nhiên liệu tăng giá và việc tăng lương tối thiểu từ năm 2006 đến 2009; trượt giá giữa Yên Nhật - Việt Nam đồng và tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá theo quy định mới.

Tuyến metro số 1 đã hoàn thành khoảng 50% khối lượng công việc.

Thứ hai là “sự biến động khách quan” của nguyên – nhiên vật liệu do trượt giá, cùng việc tăng lương tối hiểu từ năm 2006 đến năm 2009, thông tin trên Infonet.

Thứ ba là vì cập nhật tỷ giá Yên Nhật – Việt Nam Đồng (do trượt giá) và tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng rủi ro, trượt giá theo quy định mới.

Vietnamnet đưa tin, hiện, các bộ vẫn chưa thống nhất cơ quan nào thay mặt Chính phủ trình Quốc hội việc thay đổi tổng mức đầu tư và Bộ Tài chính chưa xem xét tạm ứng vốn trung, dài hạn cho TP.

Do vậy, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thay đổi tổng mức đầu tư, đồng thời hỗ trợ TP trong việc ứng vốn để dự án được tiếp tục triển khai.

Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, dài khoảng 11 km) được đơn vị tư vấn trong nước thực hiện vào năm 2010, tổng mức đầu tư hơn 26.100 tỷ đồng và đã được UBND TP HCM phê duyệt, Vnexpress đưa tin.

Tuy nhiên, hai năm sau thành phố chọn một công ty liên danh của Đức làm Tư vấn quốc tế và đơn vị này phát hiện nhiều nội dung thiếu sót, chưa phù hợp nên phải điều chỉnh thiết kế cơ sở với tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng.

Trong hai năm 2015 và 2016, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có các văn bản đồng ý cho UBND TP HCM thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án tuyến metro này. Đến tháng 2/2017, UBND thành phố đã lấy ý kiến các bộ ngành về hồ sơ điều chỉnh dự án.

Thông tin báo người lao động, tuy nhiên hiện nay các bộ đang có hai luồng ý kiến về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.

Theo Bộ KH&ĐT, bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước thì đây là dự án chuyển tiếp nhóm A, do vậy thuộc thẩm quyền của thành phố.

Trong khi đó Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng có quan điểm ngược lại, nên cho rằng thành phố cần báo cáo Thủ tướng và trình Quốc hội chấp thuận.

Do vậy TP.HCM đang kiến nghị Chính phủ duyệt chủ trương điều chỉnh tăng mức đầu tư, đồng thời giao UBND thành phố tiếp tục là cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án.

T/H

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Hai tuyến metro ở TPHCM đội vốn 44.000 tỷ, vì sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.