Thứ năm, 25/04/2024 22:15 (GMT+7)

Làm cáp treo vượt sông Hồng, giao thông Hà Nội có thể ùn tắc thêm

MTĐT -  Thứ sáu, 29/06/2018 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chuyên gia giao thông cho rằng, phương án làm cáp treo vượt sông Hồng không phù hợp với giải quyết giảm ùn tắc giao thông, thậm chí còn làm ùn tắc thêm ở hai đầu cầu cáp treo.

Như đã thông tin, để làm giảm tình trạng tắc đường khu vực nội đô, một tập đoàn nước ngoài vừa mới đề xuất với sở GTVT Hà Nội được đầu tư xây dựng một tuyến cáp treo chở khách vượt sông Hồng đang được dư luận quan tâm.

Làm cáp treo vượt sông Hồng giao thông Hà Nội có thể ùn tắc thêm.

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA (Nhật Bản) cho rằng: “Đối với thời buổi công nghệ 4.0 bây giờ để làm một tuyến cáp treo không hề khó, không tốn diện tích, thế nhưng để giảm ùn tắc giao thông thì cần phải xem lại. Nếu nói là làm cáp treo để giảm ùn tắc thì thực tế không đem lại hiệu quả, các nước trên thế giới chưa ai làm cáp treo để giảm ùn tắc cả, vì cáp treo chỉ phục vụ được cho người đi bộ thôi nên giảm ùn tắc làm sao được”.

TS. Đức phân tích: “Từ trước đến giờ Hà Nội đã có rất nhiều đề xuất để làm giảm ùn tắc giao thông, nhưng giao thông chưa có dấu hiệu giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng thêm. Nếu doanh nghiệp đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng để làm giảm ùn tắc, thì họ phải đưa ra được ùn tắc ở chỗ nào? hiệu quả ra sao? Hay là chỉ để phục vụ lợi ích của họ. Hà Nội cần phải xem xét kỹ việc làm cáp treo này có nhắm tới phục vụ lợi ích chung của xã hội?”.

“Hiện nay, hai đầu cầu Long Biên không ùn tắc lắm, làm cáp treo không tốn diện tích nhưng lại cần đến sự kết nối từ các phương tiện khác, cần phải có thêm những bãi đất trống làm bãi trông giữ xe giữa hai đầu cáp treo thì sẽ rất phức tạp. Phương án làm cáp treo này, chỉ hợp với làm du lịch thôi không phù hợp với giải quyết giảm ùn tắc giao thông. Tôi cho rằng, làm cáp treo không hiệu quả, thậm chí còn làm ùn tắc thêm ở hai đầu cầu cáp treo”, TS. Đức cho hay.

Trước đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng để giảm ùn tắc giao thông, Phó Giám đốc Sở GTVT Ngô Mạnh Tuấn cho biết, sở chỉ mới tiếp nhận đề nghị của doanh nghiệp Poma về ý tưởng này. "Doanh nghiệp này đã làm rất nhiều cáp treo ở nhiều địa phương trên cả nước. Ý tưởng đưa ra thì chúng tôi cũng ghi nhận. Tất nhiên trong quá trình, sẽ còn phải nghiên cứu, xem xét tất cả các nội dung và phải có báo cáo thành phố về tất cả nội dung liên quan. Đến thời điểm này mới ghi nhận đề xuất của đơn vị”, ông Tuấn nói.

Được biết, đơn vị đề xuất phương án trên là tập đoàn Poma (một công ty chuyên về cáp treo tại Cộng hòa Pháp), tuyến cáp treo được nêu ra để phục vụ vận tải công cộng - VTCC (như xe buýt) có điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên).

Tuyến cáp treo này sẽ được xây dựng vận hành trên nền tảng kẹp nhả, dịch chuyển các cabin trên không thông qua những dây cáp. Các dây cáp được nối dài thông qua các trụ đỡ cao từ 50 đến hơn 100m.

Dự kiến, tuyến cáp treo này sẽ có sức chứa từ 25 đến 30 khách trên mỗi cabin, mỗi giờ cáp treo sẽ vận chuyển được khoảng 1.000 người với cáp kẹp bên dưới và 6.000 người với cáp kẹp bên trên.

Theo Người đưa tin

Bạn đang đọc bài viết Làm cáp treo vượt sông Hồng, giao thông Hà Nội có thể ùn tắc thêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.