Thứ năm, 28/03/2024 23:13 (GMT+7)

TP. HCM giảm tốc độ trên 10 tuyến đường: Có giảm tai nạn?

MTĐT -  Chủ nhật, 17/06/2018 09:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia, cần đánh giá lại việc giảm tốc độ trên 10 tuyến đường TP. HCM, đồng thời cho rằng, việc giảm tốc độ chưa chắc đã giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông.

10 tuyến đường nào ở TP. HCM sẽ phải giảm tốc độ?

Mới đây, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP. HCM đã có công văn gửi Sở Giao thông Vận tải TP đề xuất giảm tốc độ tối đa cho phép theo thông tư 91 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải trên 10 tuyến đường ở TP. HCM.

Theo PC67, tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn TP có nguyên nhân gián tiếp từ việc tăng tốc độ tối đa cho phép theo Thông tư 91 của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ tháng 3/2016 cho phép nâng tốc độ tối đa của các loại xe thêm 10 km/h so với trước đó, tại khu vực đông dân cư dù áp dụng tùy tuyến đường, cao nhất là 60 km/h.

Còn ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cũng được điều chỉnh theo từng loại xe và từng tuyến đường, cao nhất là 90 km/h.

TP. HCM đang đề xuất giảm tốc độ trên 10 tuyến đường vì cho rằng, tốc độ là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông gia tăng trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Internet.

Theo Vnexpress, 10 tuyến đường mà TP. HCM đề xuất giảm tốc độ sẽ là: Quốc lộ 1, đoạn từ vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) tới giáp ranh tỉnh Long An giảm tốc độ cao nhất từ 60 km/h xuống 50 km/h đối với ôtô, khi đi vào đường hai chiều không có dải phân cách giữa. Riêng các loại xe khác, khi đi vào làn đường hỗn hợp (ôtô và xe máy đi chung), tốc độ tối đa là 50 km/h.

Đoạn từ vòng xoay An Lạc đến cầu Đồng Nai, tốc độ cho phép ôtô khi lưu thông vào đường hai chiều có dải phân cách giữa, được đề xuất giảm còn 60 km/h thay vì 80 km/h như hiện nay.

Đường Phạm Văn Đồng (đoạn qua vòng xoay Nguyễn Kiệm đến nút giao với đường Linh Đông) giảm tốc độ từ 80 km/h xuống 70 km/h đối với ôtô con; còn xe tải hoặc xe có kết cấu tương tự tối đa là 60 km/h.

Một số tuyến đường khác có mật độ phương tiện cao, đặc biệt là xe trọng tải lớn như Trường Chinh, Quốc lộ 22, Nguyễn Văn Linh cũng được đề xuất giảm tốc độ từ 10-20 km/h so với hiện nay.

Riêng các tuyến đường ở khu vực đông dân cư như Kinh Dương Vương, Tỉnh lộ 8, Quang Trung, Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Lượng và Nguyễn Kiệm, Công an thành phố đề xuất điều chỉnh giảm tốc độ thêm 10 km, tùy loại xe.

Giảm tốc độ có giảm được tai nạn?

Theo PC67, các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn TP. HCM gia tăng trong thời gian qua là do việc tăng tốc độ tối đa cho phép theo Thông tư 91 của Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, theo thống kê của Ban An toàn giao thông TP. HCM, vi phạm tốc độ không phải là nguyên nhân chính, chiếm tỉ lệ cao trong việc gây ra và làm tăng TNGT. Các nguyên nhân chính gây ra và làm tăng TNGT là lưu thông không đúng phần đường, đổi hướng không đúng quy định, không chú ý quan sát, tránh vượt không đúng quy định… Do đó, ý kiến cho rằng giao thông TP phức tạp, TNGT tăng cao là do các tuyến đường được tăng tốc độ tối đa từ năm 2015 là thiếu cơ sở khoa học, không thuyết phục.

Trao đổi với báo Pháp luật TP. HCM, ông Võ Khánh Hưng, Phó GĐ Sở GTVT TP. HCM cho biết, việc nâng tốc độ ở khu vực TP. HCM 10-20 km/giờ trên tất cả tuyến đường nội đô, vùng ven và quốc lộ từ năm 2015 đến nay cho thấy hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt.

Cạnh đó, nỗ lực của ngành GTVT, các quận/huyện và sở/ngành liên quan đã giúp tai nạn giao thông (TNGT) tại TP. HCM liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Do đó, đề xuất giảm tốc độ của PC67 như thông tin trên báo chí những ngày qua cần được xem xét nghiêm túc, thận trọng, khoa học vì có thể sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, giao thông của TP (thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ lâu hơn, xe lưu thông quá chậm dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ…).

Theo nhiều chuyên gia nhận định, TNGT tăng cao là do các tuyến đường được tăng tốc độ tối đa từ năm 2015 là thiếu cơ sở khoa học, không thuyết phục. Ảnh minh họa: Internet.

Cùng quan điểm trên, trao đổi với báo Thanh Niên, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN nhận định, bất cứ biện pháp nào đưa ra cũng có 2 mặt. Vấn đề của cơ quan chuyên môn là phải cân nhắc giữa cái lợi và cái hại, cái nào lớn hơn, bằng việc thu thập dữ liệu, tính toán theo từng kịch bản.

Đầu tiên cần có khảo sát cụ thể trên tuyến đường này. Một tháng xảy ra bao nhiêu tai nạn; trong số đó bao nhiêu phần trăm do xe chạy tốc độ cao, bao nhiêu do say xỉn hoặc lỗi kỹ thuật?... Trong nguyên nhân gây tai nạn vì tốc độ, cần phân loại rõ người điều khiển phương tiện chạy đúng luật nhưng vẫn dẫn đến tai nạn hay chạy quá tốc độ. Bởi các đối tượng vượt tốc độ không căn cứ vào tốc độ cho phép của luật. Không phải quy định giảm thì giảm tốc độ vi phạm.

“Nếu ý thức người tham gia giao thông kém, có quy định tốc độ cho phép là 5 km/giờ cũng không tác dụng gì”, ông Nguyên lưu ý.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM giảm tốc độ trên 10 tuyến đường: Có giảm tai nạn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.