Thứ bảy, 20/04/2024 05:11 (GMT+7)

Xây nhà ga T3 ở Tân Sơn Nhất: Bộ GTVT đừng cố 'vun vén' cho ACV

V.Chương -  Thứ tư, 20/03/2019 07:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ khẳng định quy hoạch nào ở sân bay Tân Sơn Nhất đều phải tính đến yếu tố sân bay dùng chung, kết hợp kinh tế, quốc phòng…

Bộ GTVT không nên can thiệp quá sâu

Việc “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất là điều vô cùng cấp bách. Bởi theo thống kê, sân bay này đã tắc nghẽn ở mọi chỉ số từ nhà ga, sân đỗ, đường lăn và cả trên bầu trời.

Mới đây, Cục Hàng không vừa công bố kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ tại 6 sân bay trong nước gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và Cát Bi. Khảo sát được tiến hành từ tháng 10 - 12/2018. Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất xếp cuối về điểm trung bình chất lượng.

Các điểm số thấp nhất của sân bay Tân Sơn Nhất  thể hiện tại 6 trong số 7 nhóm tiêu chí đánh giá, chỉ cao hơn sân bay Phú Quốc tại mục phòng chờ sân bay. So với năm 2017, các cảng hàng không đều tăng điểm, trừ Tân Sơn Nhất.

Việc "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất là vô cùng cần thiết.

Theo Cục Hàng không, lý do giảm điểm của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất là lượng khách tăng cao, đạt trên 38 triệu khách, trong khi công suất thiết kế chỉ 25 triệu. Về tổng thể, điểm trung bình các tiêu chí tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất không đổi so với năm 2017.

Việc cảng hàng không Tân Sơn Nhất đứng “bét bảng” về dịch vụ không chỉ làm “xấu mặt” hình ảnh của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung. Trong khi việc “giải cứu” Tân Sơn Nhất vô cùng cấp thiết thì cả Bộ GTVT, ACV vẫn đang luẩn quẩn, bế tắc.

Mới đây, trong phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “nhắc nhở” Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cần sớm làm rõ thời gian hoàn thành dự án nhà ga T3, Tân Sơn Nhất. Trước đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ GTVT làm rõ cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn và lộ trình đầu tư các hạng mục mở rộng Tân Sơn Nhất. Nói thế để thấy, Chính phủ đang sốt ruột thế nào đối với dự án này.

Là người điều hành trong lĩnh vực hàng không lâu năm, đặc biệt trong vấn đề quản lý nhà nước, Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ khẳng định việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đang thiếu kinh phí và tiến độ thực hiện.

Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ chia sẻ,  Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành đang ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước. Tại sao Bộ GTVT chỉ là cơ quan quản lý, trọng tài lại can thiệp sâu vào các hợp đồng kinh tế.

Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ.

“Tôi cho rằng điều đó không hợp lý đặc biệt trong bối cảnh ACV đã chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước”, Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ nói.

Cũng theo vị này, Bộ GTVT hiện nay không quản lý doanh nghiệp nữa thì về cơ sở và trên cơ sở ông chỉ quản lý về cái mặt luật pháp và hành lang pháp lý, vẫn như hành lang văn bản và quản lý điều hành chứ không quản lý về kinh tế nữa câu chuyện là ông không thể nào đứng ra bênh cho doanh nghiệp trực thuộc bộ như ngày xưa nữa.

Nhà ga lưỡng dụng vô cùng cấp thiết

Cũng theo Đại tá, Anh hùng phi công Từ Đễ, việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng để dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng tại Tân Sơn Nhất là rất cần thiết. Bởi đây là nhà ga do quân đội quản lý, sẽ có sảnh riêng dành cho các lễ đón tiếp quan trọng tầm quốc gia, nguyên thủ các nước và các quan khách quan trọng đến TP.HCM. Nhà ga này có tính an ninh, an toàn rất cao và vẫn dùng chung cho cả dân dụng.

Hiện Bộ Quốc phòng đã đồng ý “giải phóng” vùng trời cho ngành hàng không dân dụng phát triển. Nhưng vẫn yêu cầu giữ một phần quân đội ở khu vực sân bay, mục đích bảo vệ sân bay cũng như vùng trời TP.HCM, vùng trời phía Nam và xử lý các tình huống cấp bách. Vì vậy, quy hoạch nào ở sân bay Tân Sơn Nhất đều phải tính đến yếu tố sân bay dùng chung, tức kết hợp kinh tế, quốc phòng…

Cần thiết phải mở nhà ga lưỡng dụng T3.

Vị này nói thêm, trong Quyết định 1942/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT đã xác định, Tân Sơn Nhất là sân bay hỗn hợp, dùng chung cả dân dụng và quân sự. Máy bay của các đơn vị không quân, các đơn vị của quân đội vẫn thường xuyên đi, đến hoạt động tại sân bay Tân Sơn nhất và thực hiện các nhiệm vụ bay quân sự khác, đặc biệt là nhiệm vụ bay Chuyên cơ quân sự, do đó tất yếu rất cần một nhà ga HKLD (sử dụng cho cả hàng không dân dụng và quân sự).

Khi được hỏi về việc Bộ GTVT quyết định xây dựng nhà ga trên diện tích đất 16 ha (thay vì 26 ha như tư vấn Pháp được Thủ tướng phê duyệt), Đại tá Từ Đễ nói rằng ông cảm thấy rất ngạc nhiên. Bởi nếu triển khai theo phương án này, phải 4 năm nữa nhà ga T3 mới hoàn thành và đi vào sử dụng được. Lúc này sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tắc khủng khiếp như thế nào.

“Hơn nữa, Công ty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt đã đưa ra được ý tưởng, đề xuất phương quy hoạch, thiết kế nhà ga lưỡng dụng (T3) có tính chuyên nghiệp rất cao thì lại chưa cho làm. Đơn vị này đã đủ đất sạch, đủ tiền, thiết kế đúng theo phương án của Tư vấn độc lập ADPi của Pháp mà Chính phủ phê duyệt lại đang bị “tuýt còi”. Tôi thực sự không hiểu có lợi ích nhóm gì ở đây không”, Đại tá Từ Đễ nói.

Ông Từ Đễ khẳng định khu đất 10 ha mà Vietstar đang đề xuất xây dựng sân bay Lưỡng dụng chính nằm trên nền sân bay quân sự cũ, từ thời ông còn chiến đấu. Đây là vị trí đã nghiên cứu từ thời Pháp và rất thích hợp xây dựng nhà ga.

Bạn đang đọc bài viết Xây nhà ga T3 ở Tân Sơn Nhất: Bộ GTVT đừng cố 'vun vén' cho ACV. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...