Thứ năm, 28/03/2024 17:24 (GMT+7)

Có 'lợi ích nhóm' nên quy hoạch cứ... “chạy” theo dự án!?

Ngọc Anh (Thực Hiện) -  Thứ hai, 19/03/2018 08:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người đứng đầu địa phương, cụ thể ở đây là quận Thanh Xuân đã thiếu quyết liệt, thiếu kiểm tra giám sát trong công tác quản lý trật tự đô thị, lòng lề đường trên địa bàn quận.

 Trước thực trạng chung cư ngang nhiên đào xới, chiếm dụng vỉa hè thành nơi đỗ xe sai quy định trên đường Nguyễn Tuân. Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Luật sư Dương Thị Thu -  Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội để tìm hiểu rõ về vấn đề trên.

Tình trạng các chung cư trên đường Nguyễn Tuân lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ đã khá lâu nhưng chính quyền vẫn chưa lên tiếng, theo luật sư trách nhiệm này thuộc về ai?

Trước hết phải nói đến ý thức của các nhà thầu, chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về đường bộ.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng kéo dài và tràn lan như hiện nay trên đường Nguyễn Tuân phải nói đến công tác quản lý trật tự đô thị lòng lề đường của địa phương không đạt hiệu quả, gây ảnh hưởng tới trật tự, an toàn của người tham gia giao thông.

Trách nhiệm này thuộc về chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương và người đứng đầu địa phương, cụ thể ở đây là quận Thanh Xuân bởi sự thiếu quyết liệt, thiếu chủ động, thiếu kiểm tra giám sát trong công tác quản lý trật tự đô thị lòng lề đường trên địa bàn quận.

Có dư luận cho rằng vẫn xảy ra các trường hợp bao che cho hành vi lấn chiếm vỉa hè. Về trường hợp này, pháp luật đã có những chế tài nào để xử lý thưa luật sư?

Việc dư luận cho rằng có sự bao che cho hành vi lấn chiếm vỉa hè xuất phát từ việc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, cần phải có chứng cứ cụ thể mới có thể khẳng định được có sự bao che hay không.

 Về quy định của pháp luật, đối với trường hợp bao che cho hành vi vi phạm hành chính, pháp luật đã có chế tài để xử lý, cụ thể:  “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 2, Điều 12, Khoản 2, Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Thưa luật sư, việc dẹp vỉa hè, lòng lề đường liên quan đến luật hay các văn bản pháp quy nào?

Việc dẹp vỉa hè, lòng lề đường liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi không được thực hiện trên đường bộ, đường phố gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông;

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả. Như đối với việc lấn chiếm vỉa hè các tang vật, phương tiện lấn chiếm đều bị tịch thu đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...

- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền và mức xử phạt vi phạm hành chính với một số hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.

- Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sử lý vi phạm hành chính; Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghNghị định số 81/2013/NĐ-CP  trong đó quy định chi tiết về việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thẩm quyền trong tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

“....Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe...” (Khoản 6, Điều 12). 

Với vấn đề chung cư lấn chiếm làm hỏng, phá vỡ gạch lát nền vỉa hè; lạm dụng vỉa hè thành nơi đỗ xe... hình thức xử phạt như thế nào?

Với vấn đề chung cư lấn chiếm làm hỏng, phá vỡ gạch lát nền vỉa hè; lạm dụng vỉa hè thành nơi đỗ xe sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP...

Miệng cống hở ngay trước cổng công trình The Legend.

Ngoài ra, Khoản 9, Điều 12 cũng quy định: “... Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức ... còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra...”

Luật sư Dương Thị Thu – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Tư vấn Alphalaw.

Có dư luận cho rằng vẫn xảy ra các trường hợp bao che cho hành vi lấn chiếm vỉa hè. Về trường hợp này, pháp luật đã có những chế tài nào để xử lý thưa luật sư?

Việc dư luận cho rằng có sự bao che cho hành vi lấn chiếm vỉa hè xuất phát từ việc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, cần phải có chứng cứ cụ thể mới có thể khẳng định được có sự bao che hay không.

 Về quy định của pháp luật, đối với trường hợp bao che cho hành vi vi phạm hành chính, pháp luật đã có chế tài để xử lý, cụ thể:  “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 2, Điều 12, Khoản 2, Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Quan điểm của bà về đường Nguyễn Tuân dài 1,1km, rộng 6m nhưng cõng tới 25 tòa cao ốc, trong đó có nhiều dự án chung cư đã được đưa vào sử dụng?

Đường Nguyễn Tuân "gồng gánh" 25 tòa nhà cao ốc.

Trên địa bàn TP. Hà Nội nói chung, tuyến đường Nguyễn Tuân nói riêng, do quỹ đất  ngày càng hạn hẹp, việc quy hoạch thiếu đồng bộ.

Đồng thời, do năng lực tổ chức thực hiện quy hoạch còn yếu kém, cộng thêm vấn đề lợi ích nhóm nên quy hoạch hiện nay cứ “chạy” theo dự án, cơ quan chức năng “dễ dàng” cấp phép cho hàng loạt dự án chung cư...

Điều này dẫn tới tình trạng một con đường dài 1,1km, rộng 6m nhưng cõng tới 25 tòa nhà cao tầng, trong số đó chiếm khoảng 1/2 là các tòa đã đưa vào sử dụng, số còn lại là các tòa đang được triển khai.

Xin cám ơn luật sư!

Bạn đang đọc bài viết Có 'lợi ích nhóm' nên quy hoạch cứ... “chạy” theo dự án!?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.