Thứ sáu, 19/04/2024 16:05 (GMT+7)

Đặt ga tàu điện ngầm Hồ Gươm: Chi 900 triệu để di dời 9 cây sưa đỏ

MTĐT -  Thứ ba, 20/03/2018 11:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo bản quy hoạch của Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, để làm được ga ngầm C9 gần Hồ Gươm sẽ chặt hoặc di dời 9 cây sưa đỏ, nếu di dời sẽ phải tốn 100 triệu/cây.

Từ ngày 9 - 31/3, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã tổ chức trưng bày, lấy ý kiến nhân dân về Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) tại số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.

Theo quy hoạch nhà ga chính C9 được xem xét bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa Hồ Gươm, dài 150m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m, có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga).

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10 m, tới tượng đài Cảm tử 81 m, đến đền Bà Kiệu 83 m, đến Tháp Bút 36 m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120 m.

Ga có 4 cửa lên xuống. Cửa số 1 được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội; cửa số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc; cửa số 3 nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm (khu vực nhà vệ sinh đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội).

Hà Nội tổ chức trưng bày, lấy ý kiến người dân về việc đặt ga C9 gần Hồ Gươm. Ảnh: Internet.

9 cây sưa đỏ được di dời thế nào?

Tuy nhiên, việc đặt ga ngầm xung quanh khu vực Hồ Gươm cũng nhận được những ý kiến trái chiều, nhiều người cho rằng, Hồ Gươm là khu vực “nhạy cảm” xung quanh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử không cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn được di sản cảnh quan nơi đây.

Đặc biệt, trong bản bản kế hoạch xây dựng nhà ga C9 qua khu vực hồ Hoàn Kiếm, Ban Quản lý đường sát đô thị Hà Nội dự kiến sẽ có 54 cây xanh khu vực vườn hoa hồ Hoàn Kiếm, phố Trần Nguyên Hãn, phố Đinh Tiên Hoàng bị ảnh hưởng.

Được biết, cây to nhất có đường kính khoảng 115 cm, nhiều cây đường kính dao động từ 30 - 80 cm. Trong đó 33 cây bị chặt hạ, 21 cây di dời (trong đó có 9 cây sưa đỏ).

Lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trên bản vẽ công bố quy hoạch xin ý kiến người dân cũng đã thể hiện rõ ký hiệu của các cây xanh nằm trong khu vực xây dựng nhà ga C9.

Hàng cây sưa đỏ quý hiếm bên bờ Hồ Gươm. Ảnh: Internet.

“Khi thi công thì rõ ràng phải đánh đi”, người này nói. Vị này cũng cho biết, đã thống kê chi tiết từng loại cây, trong đó có nhiều cây to.

“Một số cây xà cừ ở khu vực đền Bà Kiệu nếu chặt hạ thì hết khoảng 22 triệu/cây, còn nếu đánh chuyển thì chi phí hết khoảng 100 triệu/cây”, người này nói thêm.

Còn về những cây nghiêng ra phía mặt hồ Hoàn Kiếm, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, sẽ không bị ảnh hưởng bởi dự án. Sau khi thi công xong ga ngầm C9, mặt bằng sẽ được hoàn trả như cũ. Phương án kiến trúc, quy hoạch trồng cây, vườn hoa thế nào sẽ trình Sở Quy hoạch – Kiến trúc xem xét, phê duyệt.

Không phải là giải pháp tối ưu

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, KTS. Trần Huy Ánh bày tỏ quan điểm: “Việc thi công ga ngầm là rất đắt tiền, gấp 2-3 lần so với phương án trên mặt đất và chưa chắc phải là phương án tối ưu nhất. Đầu tư tiền cho ga ngầm nếu không tích hợp thêm việc nâng cấp đô thị và những vấn đề hạ tầng khác như cấp thoát nước, đường dây ngầm… mà chỉ để giải quyết vấn đề giao thông thì như vậy là rất lãng phí và tốn kém”.

Ông Ánh cũng đặt câu hỏi: Sau khi đầu tư tốn kém như vậy thì giá vé như thế nào? Nếu giá vé quá thấp thì sẽ rất lâu mới có thể thu hồi lại vốn đầu tư, nếu quá cao thì không phù hợp với giao thông phổ thông, giao thông bình dân.

“Mặt khác, chúng ta cũng cần đặt thêm câu hỏi, việc thi công ga ngầm ở đây có phù hợp hay không, có thể làm giàu cho những khu vực nào? Bên cạnh đó, việc đưa ga vào trong khu vực trung tâm như vậy có thể dẫn tới những áp lực gia tăng điểm “nén” về giao thông khu vực này”- KTS. Trần Huy Ánh nhấn mạnh.

Xây ga tàu điện là cực kỳ hợp lý

Bày tỏ sự ủng hộ dự án ga ngầm này, TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông cho biết: “Bờ hồ là “hòn ngọc” của Hà Nội, ga tàu điện ngầm ở đó là hợp lý vì sẽ chở hành khách đến xem. Từ khu đó có thể đến Nhà hát lớn, đến khu vực Tràng Tiền. Theo tôi, việc xây ga tàu điện ngầm ở đây chỉ cần lưu ý không nên để ảnh hưởng tới công viên sát bờ hồ”.

Nhiều ý kiến trái chiều quanh việc đặt ga ngầm gần Hồ Gươm. Ảnh: Internet.

Ông Thủy đã có nhiều năm nghiên cứu về tàu điện ngầm. Theo ông, đây là một công trình “cực chẳng đã” người ta mới làm vì chi phí xây dựng cực kỳ đắt. Tuy nhiên, với những thành phố từ 3 triệu dân trở lên thì phải xây dựng tàu điện ngầm để giao thông không bị ùn tắc.

Ưu điểm của tàu điện ngầm là an toàn, đi rất nhanh và tránh ô nhiễm bên trên vì nó chạy bằng sức điện. Lượng hành khách vận chuyển rất cao so với các phương tiện khác. Hà Nội xây tàu điện ngầm là rất đúng vì dân số Hà Nội gần 10 triệu người.

Tổng hợp theo (TPO, Infornet)

Bạn đang đọc bài viết Đặt ga tàu điện ngầm Hồ Gươm: Chi 900 triệu để di dời 9 cây sưa đỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.