Thứ năm, 25/04/2024 16:16 (GMT+7)

Gia Lai: Đất nông nghiệp trở mình, nỗi đau đô thị

Mai Trung -  Thứ hai, 11/06/2018 08:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với hàng loạt dự án khu dân cư được các tổ chức, cá nhân thi nhau vẽ ra trên đất nông nghiệp, thực hiện phân lô bán nền khiến người mua rơi vào nỗi đau vô hình.

Đất nông nghiệp được san lấp phân lô bán nền trái phép

Đất nông nghiệp trở mình!

Đầu năm 2017, khi đó bất động sản đang có dấu hiệu tăng giá thì lúc này đã có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra thu mua gom đất nông nghiệp để thực hiện một dự án ảo trục lợi tiền tỷ được hình thành. Để làm được điều này, sau khi thu gom được một lượng lớn đất nông nghiệp, các tổ chức cá nhân này sẽ “ép” chính quyền địa phương nhận đường đi “tự hiến” vào các lô đất nông nghiệp. Rồi từ đây họ vô tư phân lô bán nền với lời hứa là đã có đất nhà ở, thoải mái cho người mua làm nhà.
Trong báo cáo số 73 do ông Trịnh Văn Sang - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai ký có đoạn “Giữa năm 2017 đến nay, tại TP.Pleiku đã diễn ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thu gom, sử dụng các quỹ đất nông nghiệp lớn khu vực giáp ranh nội - ngoại thành phố. Chủ yếu ở đơn vị xã, phường: Thắng Lợi, Chư Á, Chi Lăng, Yên Đỗ, Hoa Lư, Diên Phú, Trà Đa, Yên Thế.”
Để xảy ra vấn đề này, phải nói đến phương thức quản lý của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã phường có nhiều lỗ hổng. Các “động tĩnh” của các cá nhân, tổ chức như mua thu gom, tổ chức làm đường phân lô đều được dân cũng như hệ thống chính trị ở thôn, tổ, làng biết. Nhưng tại sao lại không có biện pháp xử lý ngay từ đầu dẫn đến tràn lan các khu dân cư tự mọc không nằm trong quy hoạch, đồng thời có nguy cơ phá nát quy hoạch chung của thành phố Pleiku đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra phải kể đến cơ sở hạ tầng không đảm bảo các khu dân cư mới mọc này. Đơn cử như khu quy hoạch dân cư tổ 1 nằm trên đường Nguyễn Tuân phường Thắng Lợi của Công ty BĐS M.N (Mai Nga); ở đây chỉ đáp ứng được đường đi nội bộ và hệ thống cột điện ngoài ra không có quy hoạch hội trường tổ dân phố, hệ thống cung cấp nước sạch, trường học và hệ thống công viên cây xanh. Đây là những hạn chế mang tính chất lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nếu sinh sống ở đây.
Điểm mặt những người trục lợi trên đất nông nghiệp.
Ngoài công ty BĐS M.N có diện tích hơn 13ha thì còn nhiều tổ chức cá nhân khác. Theo thống kê của Sở xây dựng Gia Lai đã có 1.600 lô đất được bán. Báo cáo số 73 của sở Xây dựng Gia Lai chỉ rõ trường hợp nhiều nhất là 320 lô tại khu đất của ông Nguyễn Văn Kế và bà Đào Thị Ân ở xã Diên Phú, TP.Pleiku. Đây là đất dự trữ phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. UBND xã Diên Phú đề nghị tháo dỡ, san ủi đường bê-tông mở trái phép.
Tiếp đó, khu vực của chủ đất Nguyễn Ngọc Lương (phường Chi Lăng) phân thành 169 lô đất nông nghiệp, đã có trường hợp xây nhà; chủ đất Nguyễn Cao Trí (xã Trà Đa) phân thành 41 lô đất nông nghiệp; ông Hoàng Đình Bé (xã Diên Phú) phân thành 65 lô... tất cả đều là đất nông nghiệp, không phù hợp quy hoạch.
Ngoài ra báo cáo còn chỉ rõ những bất cập về kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu quy hoạch khác như: Khu vực của chủ đất Bùi Quang Nhật (trú Đắk Lắk) ở đường Lý Chính Thắng (tổ 6, phường Chi Lăng), quy mô tách thửa 9.383m2, đất nông nghiệp phân thành 69 lô, 2 lô đã xây nhà; khu vực của ông Hoàng Văn Tuấn (phường Thắng Lợi) phân thành 119 lô đất nông nghiệp, đã có 10 lô xây nhà, xuất hiện 2 đường 2 đường tự mở với chỉ giới 6m, hay khu vực của ông Mai Tấn Lực, phân thành 58 lô, đã chuyển nhượng 34 lô, 4 lô đã xây nhà, đáng nói khu đất phân lô có một phần nằm trong đất công trình công cộng...


Người mua đầy nước mắt.

Một giấy CNQSDĐ của người mua được chú thích đất trồng cây lâu năm nên không thể làm nhà

Đây là điều hiển nhiên, bởi gần như tất cả những lô đất được bán ra khi làm giấy CNQSDĐ chỉ được ghi dòng nhỏ “Đất trồng cây lâu năm”. Chỉ có một số ít đất nền bán cho người dân đã được Công ty BĐS M.N nhanh chóng chuyển đổi được 1/3 diện tích cho người mua.
Mới đây nhất, anh N.P.C (Nguyễn Phong Cảnh) một người từ huyện nghèo Tây Sơn, Bình Định lên Gia Lai làm thuê bằng nghề thợ sắt. Với đồng lương 4 triệu đồng/ tháng, dành dụm mãi anh mới dư được 120 triệu để mua đất làm nhà. Khu vực anh mua đất có giá 185 triệu/ nền, nên để có tiền anh phải đi vay người thân. Tuy nhiên, đất nền thuộc khu quy hoạch dân cư trái phép nên không được phép làm nhà. Vợ không có việc làm, con thì đau ốm, gia đình phải đi ở trọ tất cả dựa vào đồng lương hàng tháng của anh, nên khi chia sẻ khó khăn anh đã rới nước mắt.
1600 đất nền đã được các tổ chức, cá nhân bán là đã có 1600 ước mơ có ngôi nhà để an cư lạc nghiệp. Và giờ đây tất cả “tiền đã mất, tật đã mang”, những ước mơ có ngôi nhà để an cư lạc nghiệp đành phải dang dở.
Điều đáng tiếc nhất không chỉ có mua bán cá nhân mà còn có mua tập thể, đó là 50 cán bộ công nhân viên của Bệnh viên y dược Hoàng Anh Gia Lai đã mua đất của Công ty BĐS M.N nhưng đến giờ không làm được nhà.
Một cán bộ của tỉnh Gia Lai tiết lộ “sắp tới những ngôi nhà nào đã xây trên nền đất quy hoạch trái phép sẽ bị cưỡng chế để trả lại hiện trạng ban đầu”.
Không chỉ nước mắt người mua đất sẽ rơi, mà nó còn trở thành một nỗi đau đô thị. Khi đồ án quy hoạch chung thành phố Pleiku đã được Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành ký duyệt vào ngày 22.1.2018 (QĐ số 26/QĐ-UBND) đến 2030 tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Gia Lai nguy cơ cận kề... phá sản.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Đất nông nghiệp trở mình, nỗi đau đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.