Thứ năm, 25/04/2024 18:14 (GMT+7)

TP.HCM: Xây nhà hát 1.508 tỷ đồng, dân Thủ Thiêm nói gì?

Nhóm PV -  Thứ năm, 11/10/2018 10:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều hộ dân Thủ Thiêm không đồng ý với việc HĐND TP.HCM đồng ý xây nhà hát hơn 1.500 tỷ đồng.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 10 HĐNĐ TP.HCM khóa IX diễn ra tại Hội trường Thành ủy (quận 3, TP.HCM), các đại biểu đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch mang tiêu chuẩn quốc tế, được đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM). Dự án có tổng  mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM).

Sau khi HĐND TP.HCM biểu quyết dự kiến xây nhà hát, rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc nên hay không khi dùng 1.508 tỷ để xây dựng nhà hát, trong khi người dân, đặc biệt là người dân Thủ Thiêm đang sống trong cảnh ngập lụt, nhà cửa xập xệ.

Vị trí xây nhà hát tại quận 2 với tổng vốn đầu tư lên đến 1.508 tỷ đồng.

Trò chuyện với PV, ông Lê Văn Quang (65 tuổi) ngụ Khu phố 1, phường An Bình, quận 2, TP.HCM cho biết: “Việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng trong thời gian này là hoàn toàn không hợp lý. Trong khi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm với nhiều sai phạm vẫn chưa khắc phục, việc đền bù vẫn chưa giải quyết xong, nhà cửa người dân thì xập xệ, không biết ngã đổ bất cứ lúc nào, thì tại sao phải dùng một số tiền lớn như vậy để xây nhà hát. Cá nhân tôi cũng như hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm tại đây hoàn toàn không đồng tình với việc Thành phố quyết định xây dựng nhà hát”.

Cùng ý kiến với ông Quang, bà Hồ Thị Phụng Anh (63 tuổi) ngụ phường An Bình, quận 2, TP.HCM cho rằng: “Việc xây dựng nhà hát với quy mô hoành tráng như vậy theo tôi nghĩ là không cần thiết. Trong khi cuộc sống của người dân Thủ Thiêm đang còn khổ. Hàng ngày người dân phải chống chọi với cảnh ngập nước, ô nhiễm kéo dài  thì tại sao chính quyền lại không tập trung giải quyết mà lại đầu tư một số tiền rất lớn vào một công trình không cần thiết như vậy?”.

Bà Phụng Anh cho rằng việc xây dựng nhà hát vào thời điểm này là ko cần thiết mà chủ yếu là nên tập trung lo ổn định cuộc sống cho người dân.

“Theo như tôi nghĩ, người dân không cần một công trình nhà hát với quy mô lớn đến vậy. Thay vào đó, chính quyền nên tập trung giải quyết những vấn đề nan giải kéo dài nhiều năm liền như kẹt xe, ngập úng, ô nhiễm...”, bà Phụng Anh chia sẻ thêm.

Tại kỳ họp thứ 10 HĐNĐ TP.HCM khóa IX,ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, việc xây dựng một nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TP mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, theo ông Liêm, TP.HCM là đô thị văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nhiều giá trị khác nên rất cần một công trình văn hóa xứng tầm. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà hát tại thời điểm này liệu có thực sự cần thiết?

Nói về vấn đề này, bà Lê Thị Nga (72 tuổi) ngụ quận 2, TP.HCM cho rằng: “Việc thành phố đề ra chủ trương xây dựng nhà hát với quy mô lớn như vậy để phục vụ cho đời sống của người dân thì bà hoàn toàn đồng ý. Nhưng muốn làm cái gì thì cũng cần nhìn vào thực tế, làm sao có thể xây dựng một nhà hát với quy mô lớn như vậy trong khi dân chúng đang khốn khổ. Nếu muốn xây dựng một công trình xứng tầm với thành phố văn minh, sạch đẹp thì trước tiên nhà dân xung quanh cũng phải sạch đẹp. Để nhà người dân sạch đẹp thì trước tiên phải thực hiện và giải quyết cho xong việc đền bù trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.

Bà Nga trò chuyện với phóng viên.


Người dân Thủ Thiêm cho rằng việc xây dựng nhà hát vào thời điểm này là chưa thực sự cần thiết. Người dân nơi đây mong muốn chính quyền nên tập trung giải quyết triệt để việc đền bù trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và tình trạng ngập úng diễn ra mỗi ngày trước khi xây nhà hát. Khi đời sống của người dân được ổn định thì những vấn đề mang tính giải trí mới thật sự cần thiết.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Xây nhà hát 1.508 tỷ đồng, dân Thủ Thiêm nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.