Thứ bảy, 20/04/2024 07:43 (GMT+7)

Điếm canh đê thành nơi bán hàng quán

Nguyên Bá - Đức Anh -  Chủ nhật, 05/11/2017 11:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Được đầu tư hàng tỷ đồng nhằm làm nơi trực ban và tuần tra, canh gác đê điều, tuy nhiên một số điếm canh đê tại Hà Nội lại đang sử dụng không hiệu quả và sai mục đích.

Hàng năm, hoạt động phòng, chống lụt bão luôn được nhà nước quan tâm và chú trọng, trong đó có việc bảo vệ các tuyến đê xung yếu và quan trọng. Để bảo vệ an toàn các tuyến đê, hàng loạt các điếm canh đê được xây dựng.

Tuy nhiên, trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay, tình trạng sử dụng không đúng chức năng, sai mục đích điếm canh đê còn diễn ra rất phổ biến. Không ít điếm canh lại được sử dụng vào mục đích kinh doanh, vi phạm luật đê điều và hành lang thoát lũ.

Điếm canh đê xã Phù Đổng bị biến thành nơi bán hàng phở, quán nước

Ngoài ra, hoạt động tuần tra và bảo vệ đê tại một số địa phương còn khá là lỏng lẻo, thường ít hoạt động và chỉ được sử dụng khi có cảnh báo bão lớn nên đa phần các điếm canh đê nằm trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Tại một số nơi, các điếm canh đê hoạt động không đúng chức năng, được sử dụng vào mục đích kinh doanh, trong khi ngân sách của thành phố hàng năm phải cấp hàng tỷ đồng để tu sửa, xây mới các điếm canh này.

Đơn cử như tại điếm canh Phù Đổng thuộc thôn Phù Đổng 1, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tại điếm canh đê này, thay vì được sử dụng vào mục đích phòng chống lụt bão, điếm canh lại đang bị biến thành chỗ họp chợ.

Ghi nhận của PV cho thấy, điếm canh này được đầu tư xây dựng rất kiên cố với quy mô 2 tầng, diện tích khoảng 40m2 nhằm bảo vệ tuyến đê xung yếu bên sông Đuống. Phần lớn diện tích điếm canh bị "hô biến" thành nơi bán hàng với các quán phở, hàng nước, quán sử xe hoạt động. 

Thay vì làm nơi chứ tư liệu bảo vệ đê, sẵn sàng cho phương châm "bốn tại chỗ", bên trong điếm canh lại bày la liệt bàn ghế, bếp núc, bát đũa của quán phở và quán nước, không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn vi phạm luật Đê điều.

Bà H.T.D, một người dân thôn Phù Đổng bức xúc cho biết: "Điếm canh đê là nơi canh gác, bảo vệ đê điều chứ không phải là chỗ bán phở, bán hàng tạp hóa. Chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng lại không xử lý dứt điểm các vi phạm này". 

Hàng loạt điếm canh đê thường trong tình cảnh "cửa đóng then cài"

Điếm canh đê tại xã Trung Mầu cũng xảy ra tình trạng tương tự, tại đếm canh này, một quán sửa xe mọc lên. Hàng ngày, một người đàn ông ra đây mở cửa quán để sửa xe cho khách, bên trong điếm canh cũng không hề thấy các vật tư phòng chống lụt bão mà thay vào đó là các vật dụng, dụng cụ sửa xe.

Để tình trạng trên diễn ra là do sự quản lý còn lỏng lẻo, chưa nghiêm túc của chính quyền sở tại trong công tác phòng, chống lụt bão. Các cơ quan chức năng cũng chưa sâu sát trong vấn đề thị sát, kiểm tra hệ thống bảo vệ đê khiến hàng loạt điếm canh đê hoạt động không hiệu quả, không đúng chức năng.

Việc sử dụng điếm canh đê làm nơi kinh doanh là sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống lụt, bão. Theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 43 Luật Đê điều, UBND cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số04/2010/NĐ-CP ngày 15/1/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão thì hành vi sử dụng sai mục đích của công trình, phòng, chống lụt, bão có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống lụt, bão thực hiện quy định tại Chương 3 của Nghị định số 04/2010/NĐ-CP.

Bạn đang đọc bài viết Điếm canh đê thành nơi bán hàng quán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...