Thứ sáu, 29/03/2024 13:46 (GMT+7)

Gửi ô tô 4-6 triệu/tháng: Nhà giàu cũng phải ‘khóc thét’

MTĐT -  Thứ sáu, 05/01/2018 12:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ 1/1/2018, theo quy định của UBND TP Hà Nội, các mức phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô theo lượt, theo tháng đều tăng lên. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mức phí này quá cao và không hợp lý.

Phí trông xe cao theo từng giờ

Theo đó, giá trông giữ xe ô tô tại các tuyến phố ở Hà Nội sẽ tăng theo giờ. Cụ thể, các quận trung tâm như: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình thì ô tô 9 chỗ ngồi và xe tải 2 tấn trở xuống khi gửi 2 giờ đầu tiên thì mỗi giờ 25.000 đồng; giờ thứ 3, thứ 4 là 35.000 đồng và từ giờ thứ 5 trở đi là 45.000 đồng/giờ.

Còn giá giữ xe vào ban ngày và ban đêm sẽ là 3.000-5.000 đồng/lượt đối với xe đạp, xe máy từ 5.000-8.000 đồng/lượt (trước là 3.000 đồng). Thậm chí, nhiều nơi thu cao hơn quy định.

Mặc dù các điểm trông xe có phép đều có bảng niêm yết công khai mức giá mới ngay đầu lối vào bãi xe nhưng nhiều người vẫn tỏ ra bức xúc.

Phí gửi xe tăng cao, nhiều người khóc ròng.

Anh Mạnh Dũng (trú quận Hoàng Mai), làm việc ở Đống Đa, gửi xe tại Quốc Tử Giám chia sẻ, anh bị bất ngờ ngay trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới (2/1). Theo đó, tại điểm anh gửi xe thuộc phường Văn Miếu có giá 35.000 đồng mỗi giờ, thay vì mức cũ là 30.000 đồng cho hai giờ.

Do làm việc hành chính, anh Dũng phải để xe mỗi ngày từ 8 đến 9 giờ đồng hồ, nên anh nhẩm tính phải trả trên 300.000 đồng. Nếu vậy, hàng tháng anh phải trả tới hơn 6 triệu đồng tiền gửi xe. “Mức giá này là quá cao”, anh bức xúc.

Theo anh, chính quyền cần có lộ trình và phải thông tin rộng rãi đến người dân, tránh để chủ phương tiện bị động.

Anh Phạm Quang Trường (quận Nam Từ Liêm) cho biết, làm việc tại Bộ Giao thông Vận tải tính khoảng 1-2 giờ rồi ra nhưng công việc phát sinh lên 4 giờ mới xong. Do vậy, anh bị nhân viên thu 120.000 đồng gửi xe.

“Mọi thứ đã đắt đỏ mà còn thu phí gửi xe như vậy là gây khó khăn cho người dân. Chúng tôi phải bỏ số tiền lớn để gửi xe như thế, vậy hỏi vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm kinh doanh buôn bán, liệu có công bằng không?” - anh Trường bức xúc.

Bị khách chửi thậm tệ vì giá vé cao “cắt cổ”

Thậm chí cả nhân viên trông xe cũng cho biết, nhận được rất nhiều sự phàn nàn từ người dân vì giá trông giữ xe “cắt cổ”. Thậm chí, nhiều nhân viên bị chửi thậm tệ.

Một nhân viên bãi đỗ xe tại quận Hoàn Kiếm cho biết, từ ngày thu phí giữ xe cao, bãi đỗ xe thưa vắng hẳn. Giá trông xe cao nên người dân chuyển sang đi xe máy hoặc taxi cho đỡ tốn kém.

“Người dân phàn nàn cũng không biết phải như thế nào, đây là quy định của TP, chúng tôi chỉ là người làm công ăn lương. Có người chửi rất tục tĩu nhưng chúng tôi vẫn phải niềm nở với khách hàng” - nhân viên này nói.

Giá gửi xe máy cũng phải 10.000 đồng/lượt.

Tăng phí là đúng

Bên cạnh đó, cũng không ít người tỏ ra đồng tình với việc tăng phí trông giữ xe, và cho rằng, đây là quyết định vô cùng sáng suốt. Hy vọng đó là điểm sáng trong năm 2018, ông Lê Hòa Bình (phố Bích Câu, Đống Đa) chia sẻ.

“Tăng như thế là đúng. Ai chịu không nổi thì sang buýt. Đường xá quá tải nặng nề rồi, ai cũng chỉ nghĩ cho mình sao được. Hạn chế ô tô nói riêng, toàn bộ phương tiện giao thông cá nhân nói chung tại trung tâm các đô thị lớn là việc nên làm”, anh Nguyễn Văn Kỳ trú tại tòa nhà sông Hồng, đường Thái Hà, Đống Đa nói.

Tăng phí giúp giảm ùn tắc giao thông

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, đây là chủ trương của chương của thành phố, khẳng mịnh mức giá này đã được thành phố quyết định và không thể điều chỉnh.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định người dân có tiền mua ôtô thì phải chấp nhận mức phí này. Chủ trương Hà Nội là hạn chế xe cá nhân vào nội đô.

Theo ông, khu vực trung tâm đang ùn tắc nghiêm trọng, phải tăng phí trông giữ xe cao để hạn chế phương tiện cá nhân. Việc tăng phí chỉ tác động lên một bộ phận người dân.

Về việc người dân cho rằng tăng phí phải có lộ trình, ông Viện khẳng định phương án này đã nghiên cứu nhiều năm.

Ông cho rằng, việc tăng phí sẽ giúp kéo giảm ùn tắc giao thông, giảm lượng khí thải do xe cộ thải ra.

“Không cấm xe cá nhân thì phải dùng biện pháp kinh tế để hạn chế phương tiện. Phí trông giữ thấp, có người rỗi rãi đỗ xe chiếm dụng lòng đường cả ngày để uống cà phê gây ùn tắc”, ông Viện nói.

Theo Sở GTVT, Hà Nội có hơn 5 triệu xe máy, 500.000 ô tô các loại, trên 1,2 triệu xe đạp và 11 nghìn xe đạp điện, xe máy điện (chưa kể số lượng khoảng 10-15% các phương tiện ngoại tỉnh hoạt động).

Dự báo, số lượng phương tiện cá nhân sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Cụ thể tới năm 2020, số ô tô sẽ tăng lên 843.000 chiếc, xe máy 6.1 triệu chiếc, năm  2025, ô tô là 1.45 triệu chiếc và xe máy là 7 triệu chiếc và năm 2030 ô tô là 2 triệu chiếc và xe máy là 7,5 triệu chiếc.

Tốc độ gia tăng phương tiện cao, trong khi tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (cả chiều dài và diện tích đường) thấp hơn. Do vậy, cần phải triển khai các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Nếu không, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Hà Nội được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua với trên 91% đại biểu tán thành.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Gửi ô tô 4-6 triệu/tháng: Nhà giàu cũng phải ‘khóc thét’. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Đường biến thành… chợ ở xã Xuân Thới Thượng
Không chỉ xây dựng trái phép, hiện nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn còn xảy ra tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm “mọc” ngay trên vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Tin mới