Thứ năm, 28/03/2024 18:42 (GMT+7)

TP.HCM: Chiếm dụng lòng đường làm nơi buôn bán hàng rong

Ngọc Thạch -  Thứ ba, 20/11/2018 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng chiếm dụng lòng đường làm nơi buôn bán trên đường Đặng Văn Sâm (P. 3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) đoạn qua khu vực công viên Gia Định đã tồn tại từ lâu gây mất ATGT và mỹ quan đô thị.

Theo phản ánh của người dân, đường Đặng Văn Sâm (đoạn từ đường Hoàng Minh Giám đến đường Bạch Đằng), vào những ngày cao điểm có đến hơn 20 phương tiện đậu ngay dưới lòng đường để buôn bán. Tình trạng này diễn ra đã từ rất lâu khiến cho giao thông tại đây luôn bị ùn tắc vào giờ cao điểm. Các hàng quán "di động" tại đây còn khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường cũng tăng theo. Rác thải được vứt thẳng xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị. 
Các hàng quán "di động" tại đây khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường cũng tăng theo, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị. 

Được biết, khu vực công viên Gia Định không có căng tin để phục vụ nhu cầu ăn uống và giải khát của người dân khi sinh hoạt vui chơi giải trí tại đây. Do đó, dẫn đến tình trạng các loại hình buôn bán hàng rong phát triển theo dọc các tuyến đường xung quanh khu vực như đường Hoàng Minh Giám và đường Đặng Văn Sâm. 

Người bán, kẻ mua đậu ngay dưới lòng đường khiến cho diện tích đường bị bo hẹp, các phương tiện tham gia giao thông qua đây vô cùng khó khăn.

 Trao đổi với PV, ông Lê Đình Bảy – Phó chủ tịch phụ trách đô thị phường 3 (quận Gò Vấp) cho biết: "Chúng tôi thường xuyên ra quân xử lý theo kế hoạch, kể cả đột xuất. Vào các đợt cao điểm lễ, tết các phường chia nhau để chốt chặn, mỗi lần ra quân chốt chặn rất là đảm bảo và thông thoáng. Tuy nhiên, khi lượng lượng rút đi hay chuyển sang khu khác thì cái tình trạng cũ lại tái phát.

Người dân buôn bán ở đây, phương tiện để buôn bán chủ yếu là xe đẩy tay, cơ động. Do đó, nhìn từ xa thấy bóng dáng chúng tôi là người ta đẩy, người ta chạy, rất khó xử lý".
Theo nguyên tắc xử lý thứ nhất phải đảm bảo an toàn cho lực lượng. Thứ hai là làm sao vừa xử lý được việc của mình nhưng mà cũng tránh mất an toàn cho người khác. Phường ngoài việc xử lý, cũng đã thành lập các tổ tuyên truyền vận động. Nhưng khi tiếp cận thì mới biết đa số người dân buôn bán tại đây không phải là dân địa phương mà ở các tỉnh lẻ lên đây tạm trú để buôn bán.
Thứ ba, công viên Gia Định gần như lớn nhất TP.HCM, nhưng trong công viên không có căng tin để phục vụ bán nước cho người có nhu cầu, hoặc là bán những hàng hóa ăn uống phục vụ cho người dân, đây là khó khăn chung".
Vào giờ cao điểm, tình trạng lấn chiếm lòng đừng để buôn bán gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Được biết, khu vực đường Đặng Văn Sâm, qua khu vực công viên Gia Định là nơi tiếp giáp giữa giữa 3 quận: Gò Vấp, Tân Bình và Phú Nhuận, nên việc xử lý các trường hợp trên gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đã nhiều lần xử lý nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng buôn bán trái phép vẫn tiếp tục tái diễn
Đối với những hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định người kinh doanh, bán hàng, có hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, nếu có hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức và thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính (Điều 26; Điểm c Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 38; Điểm c Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm d Khoản 5 Điều 39.
Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Chiếm dụng lòng đường làm nơi buôn bán hàng rong. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Đường biến thành… chợ ở xã Xuân Thới Thượng
Không chỉ xây dựng trái phép, hiện nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn còn xảy ra tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm “mọc” ngay trên vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.