Thứ sáu, 29/03/2024 13:08 (GMT+7)

Phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh

MTĐT -  Thứ năm, 03/05/2018 17:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các chuyên gia ngành vật liệu xây dựng cho rằng sử dụng vật liệu xây dựng xanh - trong đó có vật liệu không nung - giúp giảm lượng điện tiêu thụ, giảm phát thải khí CO2...

TS Thái Duy Sâm, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, cho biết trong những năm gần đây ngoài các vật liệu truyền thống còn phát triển các vật liệu xây dựng mới như tấm nhôm-compozit, vải địa kỹ thuật, vật liệu nhựa U-PVC, vật liệu cách nhiệt, tấm thạch cao, các loại sơn sinh thái, các loại vật liệu xây không nung (sản phẩm bê tông khí, sản phẩm bê tông bọt, gạch bê tông, tấm tường Acotec, tấm 3D,…).

Để phát triển vật liệu xây không nung, ngày 28/04/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

Thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Qũy Môi trường Toàn cầu tài trợ Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” nhằm thực hiện được mục tiêu của chương trình, đạt tỷ lệ 40% vật liệu xây không nung trên tổng số vật liệu xây vào năm 2020.

Thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, đến nay tổng công suất thiêt kế các vật liệu xây không nung đạt khoảng 7,0 tỷ viên QTC, chiếm 26% tổng công suất thiết kế vật liệu xây; sản lượng các vật liệu xây không nung đạt khoảng 25% tổng sản lượng vật liệu xây.

Sau những năm thực hiện chương trình, tổng lượng vật liệu xây không nung đã sản xuất được khoảng 24 tỷ viên QTC; góp phần tiết kiệm khoảng 1.800 ha đất; 3,6 triệu tấn than và giảm phát thải 13,7 triệu tấn khí nhà kính CO2 .

Theo đánh giá của Thạc sĩ Lê Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, về tiêu thụ vật liệu xây không nung (VLXKN) năm 2015, nếu tính bình quân cả nước và các loại VLXKN nói chung thì con số sử dụng năm 2015 là 4,98 tỷ viên QTC trên tổng số 23 tỷ viên VLX được sử dụng, đạt 21%. Như vậy chỉ tiêu thứ nhất của Chương trình 567 là tỷ lệ sử dụng bình quân trong cả nước đã đạt (Chương trình đề ra là ít nhất đạt 20% trên tổng số vật liệu xây được sử dụng);

Tỷ lệ gạch nhẹ đang ở tỷ lệ thấp, chỉ mới khoảng gần 10% trên tổng số VLXKN, mà mục tiêu đề ra là trên 20%. Đây là chỉ tiêu quan trọng thứ hai trong Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng là tiêu chí quan trọng, nhằm khuyến khích tạo ra công trình xanh.

Qua số liệu của Bộ Xây dựng về kết quả tiêu thụ năm 2017, chúng ta thấy rằng: Tỷ lệ sử dụng VLXKN nói chung trên cả nước đã đạt được mục tiêu thứ nhất của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung được ban hành theo tại Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên VLXKN loại nhẹ là loại VLXD có tính năng cách âm, cách nhiệt tốt thì tỷ lệ sử dụng thực tế lại đang quá thấp so với mục tiêu Chương trình; còn nhiều địa phương có tỷ lệ sử dụng VLXKN quá thấp…

Trước đó, ngày 5/4/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 24a về quản lý vật liệu xây dựng. Tại khoản 5, điều 3 của Nghị định đã quy định: “Vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng Tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.”

Đây cũng là lần đầu tiên tại 1 văn bản quy phạm pháp luật và là văn bản ở mức Nghị định, vật liệu xây dựng thân thiện đã được định nghĩa.

Theo MTX

Bạn đang đọc bài viết Phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới