Thứ sáu, 29/03/2024 02:22 (GMT+7)

Chuyện lạ cụ ông nhặt phế liệu đan sọt rác bảo vệ môi trường

Như Ái -  Thứ sáu, 11/05/2018 12:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hình ảnh ông cụ Đoàn Túc (68 tuổi) trú tổ 55, P.Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng hàng ngày cặm cụi ngồi đan sọt rác vì môi trường đã không còn xa lạ với người dân nơi đây.

Dọc theo tuyến đường Hà Mục, chúng tôi tìm đến nơi mà cụ Túc đang miệt mài với công việc đan sọt rác ở ven đường. Ngay từ đầu đường đã thấp thoáng thấy những sọt rác màu xanh thân thiện với môi trường có gắn “Chi hội nông dân KDC số 19 vì môi trường thân thiện”.

Cụ Túc vui vẻ giới thiệu với chúng tôi cụ làm nghề may mui nệm đã hơn 30 năm vẫn đủ chi tiêu qua ngày. Cụ chỉ bắt đầu đan sọt rác từ tháng 7 năm 2016 xuất phát từ việc cụ nhận thấy khu dân cư cụ đang sống giỏ rác không đồng bộ, từ thùng giấy cạt tông, thùng xốp trắng đến những giỏ rác bằng nhựa. Những thùng sơn sau khi đã sử dụng được người dân trưng dụng lại để đựng rác.

“Mỗi người mỗi kiểu” gây mất mĩ quan đô thị làm cho môi trường trở nên nhếch nhác. 

Cụ Túc đang đan chiếc sọt rác bằng những sợi dây nilon phế liệu. Ảnh: Như Ái

 Cụ Túc bộc bạch: “Việc sử dụng sọt rác này không chỉ giúp khu phố sạch đẹp vì tạo được sự đồng bộ mà còn tạo được sự thuận tiên cho người dân, người dân không còn phải lo sợ những lúc trời gió sọt rác bị bay ra đường hay nước tồn đọng dưới đáy giỏ gây mùi hôi thối hoặc làm phát sinh ruồi, muỗi sinh ra các loại bệnh vào trời nóng”.

Để có được những giỏ rác bền chắc, sử dụng được lâu dài cụ Túc đã đến công ty gạch men trên đường Ông Ích Đường để nhặt các dây nilon từ công ty này sau khi người ta chuyển hàng. Lo sợ mình không tới kịp theo lịch của công ty cụ Túc đã nhờ mấy chị kiểm kho và các anh chuyển hàng giữ lại giúp mình. 

Sọt rác của cụ Túc có gắn "mác" của Chi hội nông dân KDC 19. Ảnh: Như Ái

 “Ở công ty gạch nhiều cháu biết ông xin về để đan sọt rác nên đã giúp ông giữ lại. Từ mấy cháu kiếm kho đến mấy cháu khiêng hàng đều giúp ông xếp lại ngay ngắn vì dây nilon này là dây nhựa giòn rất dễ bị gãy, bị dập khi bị chằn nên phải giữ cẩn thận nếu không sẽ không đan được nữa”, cụ nói Túc chia sẻ.

Ông còn vui vẻ “khoe” vì sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người đặc biệt là chị kiểm kho đã trông giữ giúp ông nên ông đã đan tặng riêng cho chị một giỏ thay cho lời cảm ơn của ông. 

Các sọt rác được làm hoàn toàn từ "đôi bàn tay vàng" của cụ Túc. Ảnh: Như Ái

 Ngoài vật dụng là dây nilon, sọt rác của cụ Túc còn tạo được sự chắc chắn bởi lưới sắt B40 bao quanh ở phần trên và dưới đáy sọt rác. Vì sọt rác “siêu bền” và vô cùng thân thiện nên nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân nơi đây. 

Các sọt rác màu xanh thân thiện với môi trường của cụ Túc xuất hiện khắp khu đường Hà Mục. Ảnh: Như Ái.

 Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, anh Đoàn Nga – Chi hội trưởng nông dân KDC 19 cho biết: Việc đan sọt rác bảo vệ môi trường của cụ Túc không chỉ giúp cụ tạo được việc làm cho bản thân khi tuổi cao mà nó còn tạo được một môi trường sống trong sạch.

“Một người nông dân tự đi tìm vật dụng đã bị người ta vứt bỏ, đem đi phế thải rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường nhưng cụ Túc đi nhặt lại để về tự đan thành những sọt rác có ích cho môi trường sống, giúp cho khu phố xanh – sạch – đẹp”, anh Nga nói.

Cụ Túc tỉ mỉ theo từng đường đan để tạo ra được những sọt rác chắc chắn, lâu bền có thể sử dụng đến 10 năm. Ảnh: Như Ái
Ven đường - "nơi làm việc" của cụ Túc. Ảnh: Như Ái.

Anh Nga cũng thông tin thêm, việc làm của cụ Túc đã lan rộng ra khắp các khu dân cư lân cận, người dân xung quanh thấy được lợi ích từ sọt rác của cụ đã “đặt hàng” để mang về sử dụng. Chủ tịch Hội nông dân cũng đã đến tận nơi thăm hỏi và động viên cụ Túc để cụ có thể làm được nhiều điều có ích cho môi trường, cho xã hội.

Kết thúc buổi trò chuyện, cụ Túc gây ấn tượng sâu sắc với chúng tôi khi cụ cho hay tại những khu vực thường xuyên có nhiều rác, cụ đan xong cụ mang tới để 2,3 sọt rác cạnh nhau để bà con có cái mà đựng.

Những nhà nào khó khăn cụ sẵn sàng biếu không vì cụ muốn khu phố phải luôn sạch đẹp, bà con có được không khí trong lành để sống vui sống khỏe.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện lạ cụ ông nhặt phế liệu đan sọt rác bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".
Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng
Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.
Bông hồng Thành phố
20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.