Thứ sáu, 29/03/2024 12:09 (GMT+7)

Dưới chân cầu Long Biên – dân ngụ cư không biết đến nước sạch!

An Yên -  Thứ hai, 18/03/2019 16:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu dân cư dưới chân cầu Long Biên là nơi trú ngụ của hàng chục người dân. Dãy nhà trọ thấp lè tè nằm treo leo bên cạnh con mương nước đen đặc, mùi hôi thối bốc lên quanh năm không ngớt.

Dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) là nơi ở của hàng chục hộ dân ngụ cư từ khắp các nơi đổ về. Họ vừa chật vật với cuộc sống mưu sinh, hằng ngày dân ngụ cư nơi chợ Long Biên còn phải chống trọi với vấn nạn ô nhiễm, thiếu thốn nước sạch để sinh hoạt.

Dãy nhà trọ thấp lè tè nằm treo leo bên cạnh con mương nước đen đặc, mùi hôi thối là nơi cư trú của mấy chục dân ngụ cư ở gầm Long Biên.

"Khu ổ chuột" ngay dưới chân cầu Long Biên là nơi trú ngụ của mấy chục dân ngụ cư. Dãy nhà trọ thấp lè tè nằm treo leo bên cạnh con mương nước đen đặc, mùi hôi thối bốc lên quanh năm không ngớt.  

Những ô nhà xây dựng bằng gạch vụn đã nhiều năm chỉ rộng chừng 10-15m2, nham nhở, không trát và mái lợp prô xi măng ọp ẹp. Mùa mưa thì dột nát, mùa hè nhìn thấy cả bầu trời nắng nỏ và chất kín đồ đạc. Mỗi phòng có hai đến ba người cùng sinh sống. Những người dân ngụ cư phải che chắn đủ các lớp từ phên nứa, vải bạt nhưng vẫn không thể che hết được những nhếch nhác rách rưới của khu nhà trọ nơi đây.

Những ô nhà xây dựng bằng gạch vụn đã nhiều năm chỉ rộng chừng 10-15m2, nham nhở, không trát và mái lợp prô xi măng ọp ẹp.

Đi sâu vào “khu ổ chuột” càng thấy được sự khổ sở của những người dân ngụ cư nơi chân cầu Long Biên. Khu nhà lán ở tạm ẩm thấp, kênh mương hôi thối, rác thải vương khắp nơi nhưng họ vẫn phải gồng mình gánh chịu. Vì cuộc sống mưu sinh, họ đã đánh đổi cả sức khỏe của mình để bám chặt vào nơi gọi là “thủ đô”.

Cô Thịnh – dân ngụ cư nơi chợ Long Biên cho biết: “Quê tôi ở Hưng Yên, tôi lên đây từ năm 1996 để buôn bán. Hầu hết khu này đều là dân ngụ cư từ các nơi khác đổ về. Mỗi năm tôi về quê chỉ có 1 tuần vào dịp Tết Nguyên đán. Cuộc sống của những người dân ngụ cư ở đây khổ lắm, chúng tôi thuê trọ ở đây buôn bán đủ các mặt hàng, hoa quả, cá biển, hải sản… hoặc có những người đi nhặt ve chai, làm đủ nghề để sinh sống”.

Những dãy nhà trọ ở đây được xây từ lâu, xuống cấp trầm trọng, dân ngụ cư muốn ở được phải che chắn đủ các loại phên, bạt để tránh gió lạnh vào mùa đông và mưa vào mùa hè.

Những dãy nhà trọ ở đây được xây từ lâu, xuống cấp trầm trọng nhưng nhà chủ không sửa chữa, dân ngụ cư muốn ở được phải che chắn đủ các loại phên nứa, bạt để tránh gió lạnh vào mùa đông và mưa vào mùa hè. Mọi người ở đây thường đi làm từ tờ mờ sáng và đến tối mịt mới về phòng. Có lẽ cái họ cần chỉ là một chỗ trú ngụ, chỗ ngủ khi mưa gió hay đêm tối về, và cũng chỉ có những dãy nhà lán tạm bợ nơi đây mới phù hợp với cuộc sống trang trải đầy khó khăn của dân ngụ cư nơi thủ đô này.

Bên cạnh khó khăn về nơi ở, những người dân ngụ cư ở chân cầu Long Biên cũng khốn khổ khi không có nước sạch để sử dụng.

Bên cạnh khó khăn về nơi ở, những người dân ngụ cư ở chân cầu Long Biên cũng khốn khổ khi không có nước sạch để sử dụng. Chị Lan – dân ngụ cư ở chân cầu Long Biên cho biết: “Ở đây dân thuê trọ chúng tôi chỉ sử dụng nước giếng khoan, còn nước sạch chỉ có gia đình ông chủ dùng. Ở khu chợ này có một cái giếng khoan của Nhà máy nước Yên Phụ và chúng tôi bơm nước ở đây để sử dụng hằng ngày. Mỗi phòng trọ sẽ có một máy bơm nước và có công tơ riêng nên tiền nước sẽ tính vào tiền điện từ máy bơm nước. Chúng tôi sẽ dùng nước này để trực tiếp giặt giũ và tắm rửa. Còn nước nấu ăn và nước uống thì sẽ mua bình nước bên ngoài hoặc sử dụng than hoạt tính và cát để lọc sau đó mới sử dụng”.

Dân ngụ cư ở chân cầu Long Biên phải dùng cát và than hoạt tính để lọc nước giếng khoan phục vụ cho ăn uống.

Những căn nhà lụp sụp, nhàu nhĩ, cũ nát và bốc mùi ẩm ướt nằm chật vật, chen lấn dưới chân cầu Long Biên. Bên cạnh khu nhà ấy là con mương nước đen sì và cảnh nhốn nháo, nhếch nhác của chợ đầu mối.

Bao năm nay, những con người ở khu xóm trọ nằm ngay Thủ đô Hà Nội này phải sống và sử dụng dòng nước giếng khoan không đảm bảo sức khỏe. Họ vẫn gắng gượng quên đi những nỗi khổ cùng sự bẩn thỉu, nhếch nhác, mùi hôi thối, ruồi nhặng vo ve đến ong đầu. Đổi lại những gì họ kiếm được là mang lại nguồn thu nhập - dù ít ỏi, nhưng ổn định.

Những căn nhà lụp sụp, nhàu nhĩ, cũ nát và bốc mùi ẩm ướt nằm chật vật, chen lấn dưới chân cầu Long Biên. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3) năm nay với thông điệp “Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau”, và trong đó có mục tiêu nước cho nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa, thiểu số, người khuyết tật và nhiều người khác…

Thế nhưng hiện nay Hà Nội đang phát triển từng ngày với những tòa nhà cao chọc trời, những cây cầu hiện đại… vậy mà dưới chân cầu Long Biên lịch sử, vẫn còn những phận đời sống trong cảnh tối tăm, tạm bợ. Và cũng chẳng biết đến bao giờ người dân ngụ cư nơi đây được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe của mình.

Bạn đang đọc bài viết Dưới chân cầu Long Biên – dân ngụ cư không biết đến nước sạch!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới