Thứ năm, 18/04/2024 15:30 (GMT+7)

Bảo tồn và phát huy những di sản giá trị văn hóa đền ông Phổng

VĂN PHÚ -  Thứ sáu, 06/07/2018 10:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy những di sản giá trị văn hóa của đền thờ thần Bạch Y Đại Vương (đền Ông Phổng) ở làng Yên Phú phường Mai Hùng, TX Hoàng Mai (Nghệ An) đang được trùng tu tôn tạo.

Làng Yên Phú cố xưa, tên ban đầu còn gọi là làng Quang, xã Vũ Duyệt, tổng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, nay là phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Có lịch sử hình thành khoảng 700-800 năm từ thời Lý Trần. Đến thời Nhà Nguyễn dân cư tập trung đông đúc, ruộng đất được khai phá rất nhiều trở thành một làng trù phú sầm uất nổi tiếng trong vùng. Nhiều đền Đình, nghè miếu và chùa, trong đó có đền thờ Bạch Y Đại Vương là đền lớn nhất và nổi tiếng linh thiêng trong tổng Hoàng Mai.

Đền được xây dựng tại bờ Nam Sông Mai Giang, cách cầu Hoàng Mai khoảng 200m về phía Tây, theo truyền thuyết đền trước đây diễn ra sự kiện người con gái dũng cảm Lê Thị Y cứu Vua Lê Lợi (sau được vua phong sắc là Bạch Y Đại Vương).

Đền có 3 tòa (Thượng, Trung, Hạ) cột xà bằng gỗ lim nghệ thuật tạo hình dân gian kiến trúc tượng và tranh khắc gỗ phong phú ở cả nội thất và ngoại, đền có tượng, các đồ tế tự, lễ hội rất đa dạng.

Kiến trúc đền gồm ba tòa được chạm khắc, tranh tượng. Đồ thờ có kiệu, sập, lọng, ngai, vv...Tượng thần được thợ điêu khắc bằng các loại gỗ quý và được sơn thiếp vàng rất nghiêm trang. Thuyền đua, tượng đá, bia đá, tượng ông Phổng (tức là tượng người hầu cận)  được bài trí hai bên trước bàn thờ chính giữa. Tượng nổi bật cao lớn lực lượng có tên gọi là Ông Phổng. Có ngựa bạch và ngựa hồng là đôi ngựa gỗ đẹp có gắn bánh xe kéo trong dịp rước kiệu thần và nhiều hiện vật khác.

Đền thờ những phúc thần có công (cứu Vua giúp nước) được nhiều sắc phong của Triều Lê và Triều Nguyễn có 3 sắc phong của các triều Vua đó là: Vua Tự Đức, Vua Duy Tân, Vua Khải Định (hiện còn lưu giữ nguyên vẹn tại đền Phùng Hưng, xã Quỳnh Xuân).

 Đền nổi tiếng linh thiêng được phản ánh trong Truyện Lê Trịnh cầu đạo thờ Bạch Y có linh ứng. Quỳnh Lưu phong thổ diễn ca do Nguyễn Tiếng Bảng soạn đến thế kỷ XX có đoạn chép về sự linh ứng này. Sự tích này được chép trong Quỳnh Lưu phong thổ ký của Hồ Tất Tố đến thế kỷ XIX.

Trước cách mạng tháng tám, cứ ba năm một lần vào ngày 24/2- 26/2 âm lịch, làng tổ chức đại tế rước đại khóa ba ngày đêm rất long trọng. Nổi bật trong lễ hội đền là đua thuyền trên sông Hoàng Mai và rước kiệu thần từ đền lên rú thờ khoảng 3 km.

Các lễ hội được tổ chức long trọng hoành tráng, nhằm phản ánh được các hoạt động và nếp sống văn hóa của ngư dân, đậm đà bản sắc dân tộc quý báu.

Đền thờ thần Bạch Y Đại Vương là chốn tâm linh nổi tiếng tại đất Nghệ.

Năm 1965 do cuộc chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ đền đã bị nhiều bom rơi đạn bắn nên đã bị hư hỏng nặng. Hiện tại UBND phường và nhân dân đang dựng tạm hai gian trên nền cũ của Đền để thờ.

Tuy nhiên, di sản văn hóa vật chất tinh thần vô giá đó vẫn còn sâu đậm trong ký ức của các thế hệ nhân dân làng Yên Phú nói riêng, nhân dân thị xã Hoàng Mai và du khách thập phương nói chung. Hiện nay các tài liệu văn hóa, vật thể và phi vật thể vẫn được nhân dân lưu giữ và bảo tồn ở miền Quyền Đình xã Mai Hùng, đền Phùng Hưng ở xã Quỳnh Xuân.

Vị thần Thành Hoàng Làng được tôn thồ ở đền là một phúc thần có công cứu Vua giúp nước chống giặc ngoại xâm. Thần phả đền Bạch Y Đại Vương kể rằng: Thần tên thật là Lê Thị Y, quê gốc ở Con Cuông, từ nhỏ đã về vùng đất Hoàng Mai làng Phú Yên, do có chí khí cứu dân độ thế, năm 17 tuổi được Ngọc Hoàng ban chức là công chúa Thượng Ngàn, cai quản miền rừng núi, khi Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An công chúa Thượng Ngàn đã lập công cứu Vua thoát hiểm. Ngay sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra ngoài bờ cỏi, Lê Lợi nhớ công ơn người cứu mạng mình đã ban tước sắc phong (Phó Quốc Vương) sau nhà Lê truy phong Bạch Y Đại Vương.

Tương truyền nơi thần lập công cứu Vua thửa ấy trên bờ sông Mai Giang thuộc đất làng Quang (Tức làng Yên Phú) về sau dân làng dựng đền thờ thần tại đó để mãi mãi ghi nhớ công ơn của Thần. Cũng từ đó Đền có tên là Bạch Y Đại Vương.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của đền Ông Phổng. (Tức đền Bạch Y Đại Vương) Việc phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của đền Ông Phổng, cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành nhằm khôi phục, xây dựng trùng tu tôn tạo cơ sở vật chất và tổ chức lễ hội thường niên.

Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đời sống tinh thần và phát triển văn hóa- xã hội của nhân dân Mai Hùng nói riêng và thị xã Hoàng Mai nói chung.

Bạn đang đọc bài viết Bảo tồn và phát huy những di sản giá trị văn hóa đền ông Phổng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.