Thứ sáu, 29/03/2024 15:30 (GMT+7)

Đốt vàng mã – nguy hại đến môi trường ra sao?

MTĐT -  Thứ bảy, 03/03/2018 20:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 22/2, TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 31 do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, PCT thường trực ký về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống tại các cơ sở thờ tự.

Công văn nêu rõ: "Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".

Vậy tập tục đốt vàng mã bắt nguồn từ đâu?

Thời xưa tại đất nước Trung Quốc có làng nghề làm vàng mã truyền thống, khi Trung Quốc sang Việt Nam để đồng hóa hơn chúng ta hơn 1000 năm thì dân ta bị ảnh hưởng những phong tục,  tập quán của Trung quốc vào thuần phong mỹ tục của người dânViệt Nam. Từ đó người dân quan niệm rằng: “Trần sao âm vậy” nên đốt tiền giấy, vàng mã (nhà lầu, xe hơi, điện thoại, vàng bạc…) cho thân nhân đã khuất nhằm chu cấp cho ông bà tổ tiên dùng cho “thế giới bên kia”.

Tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc

Quan điểm đạo Phật thì như thế nào?

Như đã nói ở trên thì nhiều năm qua, Giáo hội Phật Giáo có đề xuất chủ trương nên hạn chế, loại bỏ việc đốt vàng mã tại các khu vực thờ tự gồm: chùa, thiền viện, thiền tôn, tịnh xá, đền… bởi vì theo quan điểm nhà Phật thì việc đốt vàng mã cho người đã khuất không có một ý nghĩa gì.

Muốn cho nhân thân của mình có một cuộc sống an lạc, siêu thoát thì người nhà phải làm thật nhiều công đức lành như: phóng sinh, cúng dường Chư Phật, giúp đỡ người nghèo khổ, đắp đường, xây cầu… và hồi hướng công đức thiện ấy cho người đã khuất.

Theo thống kê cho thấy mỗi năm Việt Nam đốt khoảng 50 nghìn tấn vàng mã, và riêng ở Hà Nội thì người dân chi trả trên dưới 400 tỷ đồng cho việc mua vàng mã, tiền giấy. Việc dùng tiền thật, có giá trị kinh tế để mua những đồng tiền giấy, vàng mã rồi theo ngọn lửa thành tàn tro không có ý nghĩa gì mà còn dẫn đến sự lãng phí, gây hại nhiều đến môi trường. 

Môi trường bị ảnh hưởng sâu sắc

Đầu tiên phải nói đến việc sản xuất những đồng tiền giấy, vàng mã là tổn hại đến tài nguyên rừng. Giấy được làm từ gỗ, muốn có gỗ phải chặt cây, trồng một cây xanh đã khó nay chỉ vì sự mê tín dị đoan. Nhu cầu của con người mà những khu rừng bạt ngàn đang dần bị chặt phá đến cạn kiệt. Mỗi người phải có ý thức về việc trồng cây gây rừng, thêm cây xanh để bảo vệ bầu không khí trong lành, thêm cây xanh để chống lại thiên tai, bão lũ.

Thứ hai, là việc đốt vàng mã thải ra môi trường những làn khói nghi ngút, trực tiếp tác động đến bầu không khí và cũng có nhiều sự việc đáng tiếc liên quan đến hỏa hoạn từ việc đốt vàng mã.

Ngày 20/2/2018, tức mùng 5 Tết, một vụ cháy lớn đã diễn ra tại khu buôn bán đồ vàng mã, ngọn lửa lan nhanh khiến 10 gian hàng đều bị thiêu rụi cùng làn khói đen bốc nghi ngút lên bầu trời. Vụ cháy xảy ra tại địa điểm thờ tự Đền Mẫu Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Đám cháy gian hàng bán vàng mã tại Đền Mẫu Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Ngày 11/2/2017, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng ở đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên nhân là do chủ nhà đốt vàng mã trên tầng 4, không cẩn thận khiến đám cháy lan rộng.

Tiếp theo, đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường nước khi người dân vẫn có suy nghĩ đốt vàng mã xong phải đổ xuống sông, ao, hồ… Cùng niềm tin cho sự mát mẻ, siêu thoát và người mất sẽ được nhận dễ dàng hơn. Nhưng thật ra hành động này chỉ là hủ tục, mê tín dị đoan.

Anh Minh Nhật đại diện CLB Hội Yêu Rác tại TP. HCM cho rằng: “Cái gì không phải nước sạch mà đổ xuống sông, hồ thì đều có hậu quả không tốt cho sinh vật sống trong sông, hồ, vàng mã với số lượng lớn đổ xuống cũng gây hậu quả khôn lường đến hệ sinh thái. Người dân nên hiểu việc đốt vàng mã không có ý nghĩa, muốn người thân nhân đã khuất được siêu thoát thì phải làm công đức, việc thiện và hồi hướng cho họ. Đó mới đúng nhân quả và đúng theo quan điểm của Đạo Phật”.

Cuối cùng là làm xấu cảnh quan môi trường, khi những đường phố sạch đẹp bay tứ tung những tờ tiền giấy, vàng mã. Người dân vẫn cho rằng đây là tục rải đường cho các quan, thần thánh khi đi xa, ma chay, lễ hội.

Con người dù sống hay chết cùng đều cần có tâm thiện. Bởi vì không có một biện pháp nào có thể xá tội được nếu như chúng ta có giã tâm ác. Làm việc thiện giúp đời, giúp người tự khắc sẽ được những may mắn bất ngờ, ông cha ta đã đúc kết rằng: “Gieo nhân nào gặt quả ấy” người biết gieo nhân lành sẽ được may mắn, giầu sang hạnh phúc đó mới là lẽ sống, đạo đức mà con người cần mong cầu.

Bạn đang đọc bài viết Đốt vàng mã – nguy hại đến môi trường ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.