Thứ bảy, 20/04/2024 06:07 (GMT+7)

Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà được công nhận là bảo vật quốc gia

TS.Đồng Xuân Thụ -  Thứ hai, 02/04/2018 10:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khuôn khổ của lễ khai hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định công nhận Mộc bản chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.

Ngày 31/3, Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức khai hội truyền thống chùa Bổ Đà năm 2018, đồng thời đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mộc bản tại chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.

Sau khi các đại biểu tổ chức lễ dâng hương tại chùa, ông Lê Ô Pích, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên đã đánh trống khai hội.

Lễ hội chùa Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 2 Âm lịch.

Trong khuôn khổ của lễ khai hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định công nhận Mộc bản chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.

Chùa Bổ Đà là một ngôi cổ tự có lịch sử từ rất lâu đời và được mở mang phát triển mạnh ở thế kỷ XVII-XVIII với các hạng mục công trình như: chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao (chùa Quán Âm, chùa Bổ Đà, chùa Ông Bổ), khu Vườn Tháp, nàh Tổ, nhà khách….

Chùa Bổ Đà hiện nay tọa lạc dưới chân núi Bổ Đà, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của huyện tỉnh Bắc Giang, một chốn tổ của Thiền phái Lâm Tế ở thời Lê Trung Hưng, nơi khắc in và lưu trữ nguồn thư tịch cổ Việt Nam khá phong phú qua các triều đại phong kiến. Đặc biệt là kho mộc bản kinh Phật và những thư tịch khác do các vị sư phái Lâm Tế tổ chức san khắc ở thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và nhiều đời cao tăng sau này. Tiêu biểu như các bộ kinh Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yết Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy…

Những ván kinh khổ lớn ở đây còn in, khắc các sớ , điệp dùng vào việc tiến hành các nghi lễ trong nhà chùa hoặc để in áo cho các vị thiền sư. Trên những tấm mộc bản đó, người xưa đã để lại dấu ấn qua nội dung, đường nét, họa tiết, hình khối điêu luyện và tinh xảo, phản ánh những tư tưởng, triết lý sâu xa của đạo Phật nói chung và dòng thiền Lâm Tế nói riêng, nổi bật trong số đó là hình khắc Đức Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán…các họa tiết này mang lại giá trị thẩm mỹ cao, nét đẹp hài hòa giữa chữ và tranh, nó góp phần làm tăng thêm ý nghĩa Phật giáo và có tác động trực diện đến việc truyền thụ và tiếp nhận Phật giáo.

Với những giá trị cơ bản về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cho thấy, kho mộc bản chùa Bổ Đà là bảo vật quý hiếm của quốc gia Việt Nam. Tổng tập “mộc bản kinh, sách Hán Nôm” này chính là những tác phẩm lớn chứa đựng nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Việt Nam. Đây cũng là nguồn di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ sở phát triển của Thiền học Lâm Tế, lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn hoá giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, sinh thái môi trường, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền cùng các lĩnh vực khác thuộc về khoa học xã hội của Việt Nam.

Việc công nhận Mộc bản chùa Bổ Đà là Bảo vật quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Việt Yên nói riêng.

Du khách đến chùa có thể chiêm ngưỡng các bộ mộc bản cổ kính và tận tay thực nghiệm việc in ấn mộc bản bằng các bản sao. Nếu thành công, đây sẽ là hoạt động thú vị, ý nghĩa mà không làm ảnh hưởng tới bảo vật quốc gia./.

Bạn đang đọc bài viết Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà được công nhận là bảo vật quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...