Thứ bảy, 20/04/2024 04:20 (GMT+7)

Những người đi giữ biên cương

MTĐT -  Thứ ba, 08/01/2019 12:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” là món quà thiết thực dành tri ân những đồng đội đã ngã xuống trong 10 năm cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc (1979 - 1989).

Sáng nay (8/1), tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2019) và 40 năm thành lập Quân đoàn 14 - Binh đoàn Chi Lăng - Mặt trận Lạng Sơn (24/2/1979 – 24/2/2019).

Sự kiện được Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 Mặt trận Lạng Sơn đã giới thiệu cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” của nhóm tác giả: Ngô Văn Học (chủ biên), Đặng Vương Hưng, Hoàng Văn Thiềng và Lê Anh Sáng, do NXB Thông tin - Truyền thông ấn hành.

Sự kiện nhằm tôn vinh và tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại mặt trận Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía Bắc trong 10 năm chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc (1979 - 1989). 

Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Như Hoạt, Trưởng Ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn tặng hoa cho nhóm tác giả.

 Phát biểu khai mạc, Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Như Hoạt, Trưởng Ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn đã khái quát bối cảnh sự ra đời của Quân đoàn 5 (sau là Quân đoàn 14) ngay sau khi toàn tuyến biên giới Phía Bắc Việt Nam bị xâm lược.

Đồng thời khẳng định vai trò nòng cốt của Quân đoàn trong việc xây dựng Mặt trận Lạng Sơn thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc.

Theo Trung tướng Nguyễn Như Hoạt, điểm nổi bật là, trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979, Quân đoàn đã cùng quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn loại khỏi vòng chiến đấu 19.000 quân xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 Trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. 

Bìa sách "Những người đi giữ biên cương".

 Để lập nên chiến công này, Quân đoàn 5 cũng đã phải chịu tổn thất to lớn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hoặc bị thương tật suốt đời, để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại sự kiện này, các nhân chứng lịch sử đã kể lại câu chuyện xúc động về những ngày phòng ngự, tấn công, chặn đánh địch tại mặt trận Lạng Sơn 40 năm về trước. Đó là CCB Nguyễn Xuân Thu, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 - Sao Vàng, người trực tiếp chỉ huy đơn vị phòng ngự trên hướng chủ yếu của Quân đoàn tại khu vực Đồng Đăng ngay từ giây phút đầu tiên của ngày 17/2/1979; CCB Phạm Văn Quang, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 197, quân địa phương của tỉnh Bắc Thái đã chỉ huy đơn vị đánh chặn quân địch tại khu vực bắc Khánh Khê, góp phần bẻ gãy mũi vu hồi chiến dịch bao vây chia cắt Lạng Sơn của chúng; CCB Hoàng Thiềng, người luôn theo sát tình hình chiến sự, nhất là xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên biên giới Lạng Sơn; CCB Phạm Văn Việt, nguyên Trưởng phòng Tuyên huấn Quân đoàn, khái quát giai đoạn chuyển nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ Quốc gia và Quân đoàn 14 hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. CCB, Nhà biên kịch và đạo diễn Tuấn Long: Hướng ra mặt trận để sáng tác văn học-nghệ thuật. Kịch bản “Gặp nhau giữa rừng” được viết như thế nào ? CCB, Nhà văn Đặng Vương Hưng - Một cây bút trưởng thành từ hàng trăm ngàn người lính biên giới phía Bắc, từ chiến trường đã bước vào trang sách, đến với văn học - nghệ thuật...

Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Như Hoạt, Trưởng Ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn cùng nhóm tác giả và Ban tổ chức.

 Trong suốt 10 năm (1979 - 1989) làm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng tuyến phòng thủ trên biên giới Lạng Sơn, Quân đoàn 14 đã đánh bại nhiều âm mưu, hành động lấn chiếm phá hoại của kẻ địch.

Tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ cao điểm bình độ 400 (5/1981), cao điểm 820 và 636 tại Tràng Định, Thất Khê năm 1984, đẩy lùi các cuộc tiến công lấn chiếm của hàng Sư đoàn địch...

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, 20 cá nhân và 14 tập thể đơn vị của Quân đoàn đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đoàn được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Đoàn Khánh Khê”. Đến năm 1989, Quân đoàn 14 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Theo Trung tướng Nguyễn Như Hoạt, trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979, Quân đoàn đã cùng quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn loại khỏi vòng chiến đấu 19.000 quân xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 Trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự...

Cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” là tập văn thơ, kịch, tư liệu quý mang đậm chất sử thi. Sách dày gần 300 trang, khổ 16 x 24cm, gồm hơn 30 sáng tác, được tuyển chọn của hơn 20 tác giả, hầu hết là CCB đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại Mặt trận Lạng Sơn gần 40 năm trước. Cuốn sách phản ánh một cách trung thực hơi thở cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

“Những người đi giữ biên cương” được thực hiện bằng kinh phí xã hội hóa, do các CCB mặt trận Lạng Sơn đóng góp. Cuốn sách là một món quà thiết thực dành tri ân những đồng đội đã ngã xuống trong 10 năm cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc (1979 - 1989); đồng thời, kết nối CCB Mặt trận Lạng Sơn họp mặt và ôn lại những ký ức không quên. 

Bạn đang đọc bài viết Những người đi giữ biên cương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Đồng Diệp Anh

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...