Thứ năm, 28/03/2024 17:59 (GMT+7)

Xuân Kỷ Hợi 2019 với những chú lợn trường tồn theo thời gian

Mai Hương -  Chủ nhật, 30/12/2018 17:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi dịp cuối năm, mọi người thường tìm mua bức tranh Đông Hồ vẽ gia đình Lợn để làm quà biếu Tết, với hàm ý cầu chúc gia chủ cả năm được sung túc ấm no

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.”

 (“Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Hai câu thơ trên của nhà thơ Hoàng Cầm đã khái quát về một dòng tranh dân gian độc đáo của dân tộc Việt Nam. Đó là dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Trải qua hàng trăm năm, làng Đông Hồ, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có nghề làm tranh truyền thống từ bao đời nay. Tranh Đông Hồ phản ánh các đề tài gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, phản ánh ước mơ, khát vọng sống của con người về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Làng Đông Hồ là nơi lưu giữ nét làm tranh độc đáo

Theo kí ức của người xưa, có thời làng Hồ đông đúc, tấp nập. Những ngày gần Tết Nguyên Đán, nhà nhà làm tranh, cả làng buôn trạnh. Những vẻ đẹp, nét văn hóa dân gian ấy sẽ được gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Trong làng Hồ, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm tranh. Từ bé ông đã gắn liền với bức tranh gà - lợn. Vì vậy, ông hiểu và yêu dòng tranh này hơn bất kì ai.

Đời ông là đời thứ hai mươi làm tranh và gìn giữ nó. Tâm nguyện của ông cũng như tâm nguyện của gia đình: "Không thể để dòng tranh dân gian đông hồ chỉ còn là tiềm thức, mà phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy nó cho tới mai sau".

Ông Nguyễn Đăng Chế là nghệ nhân cuối cùng của làng tranh Đông Hồ

Ông cho biết sau mỗi bức tranh Đông Hồ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. "Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con Lợn tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc".

Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con Lợn (heo) người ta luôn nghĩ đến các bức tranh Đông Hồ, điều đó thực dễ hiểu vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều mai một và biến mất.

Tranh Đông Hồ vẽ Lợn có 2 bức: “Lợn ăn cây dáy” và “Lợn nái”, hai tranh đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các con vật được viền bởi những nét khắc chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con Lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển.

Bức tranh Đông Hồ "Lợn ăn cây dáy"

Riêng đối với hình ảnh Lợn trong tranh Đông Hồ, một con vật gắn liền trong nếp sống của những người nông dân chất phát. Lợn mang một ý nghĩa rất riêng: thể hiện sự sung túc, thịnh vượng, một năm mới phát tài phát lộc.

Vì vậy khi khắc họa trên tranh cũng mang những sắc thái tươi vui và dí dỏm như những người bạn, người thân trong gia đình.

Bức “Lợn ăn cây dáy" đẹp và rực rỡ, dốc sự cách điệu lạ mắt: khoáy tròn âm dương trên lưng.

Người thợ vẽ với tâm hồn người nghệ sĩ đã nhìn những xoáy lông trên mình Lợn thành cái khoáy âm dương của triết học cổ. Rồi bức Đàn lợn mẹ con toát lên cái hồn của làng quê bình dị và thân thiết, để những người con đất Việt dù đi đâu xa vẫn nhớ về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.

Bức tranh Đông Hồ "Lợn đàn"

Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo.

Quy trình sản xuất tranh cũng có khá nhiều công đoạn phức tạp: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Tuy tranh Đông Hồ được sản xuất theo phương thức đại trà, mỗi mẫu tranh có khi được in ra cả hàng nghìn, hàng vạn bản. Thế nhưng, tất cả các khâu làm tranh đều được làm thủ công hoàn toàn.Vì thế, mỗi bức tranh đều thấm đẫm tình cảm và sự chăm chút của những nghệ nhân.

Mỗi công đoạn làm tranh Đông Hồ được làm cẩn thận

Tranh in Đông Hồ làm thủ công, mỗi khuôn in cho ra một màu khác nhau. In hết một bộ khuôn để cho ra một loạt mấy trăm tranh cũng phải mất vài ba ngày.

Mỗi bức tranh đông hồ có giá  khoảng 15.000 đồng/bức chưa có khung và khoảng 100.000 đồng/bức đóng khung gỗ. Một nghệ nhân làm tranh chia sẻ, một ngày làm tối đa có thể in được 200 - 300 lượt tranh nhưng mỗi ngày chỉ in được một màu.

Hiện tranh Đông Hồ xuất từ xưởng đi khắp cả nước, được bán tại cửa hàng tranh nhà ông Chế ở phố Chân Cầm (Hà Nội) nhiều năm nay, có mặt tại bảo tàng dân tộc học, các điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như phố cổ Hội An, Huế, TP.HCM…

Sắp đến dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết ngày một nhiều. Tục treo tranh Tết không chỉ đơn giản là nét văn hoá đẹp đẽ của dân tộc mà còn mang trong mình những ước mong, hy vọng về những điều tốt lành. Với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc mọi người thường chọn mua những bức tranh gà phú quý, lợn đàn…

Bạn đang đọc bài viết Xuân Kỷ Hợi 2019 với những chú lợn trường tồn theo thời gian. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.