Thứ sáu, 29/03/2024 19:08 (GMT+7)

Ý nghĩa tục tiễn ông Công ông Táo chầu trời

MTĐT -  Thứ năm, 08/02/2018 06:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phong tục cổ truyền, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm để được phù trợ.

Trong văn hoá truyền thống của dân tộc ta, vị trí của bếp rất quan trọng. Bếp là biểu tượng của một gia đình, thể hiện sự quây quần ấm cúng. Người ta thường có câu "bếp luôn đỏ lửa" để nói về sự đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình. Việc cúng Táo quân cũng nhằm bày tỏ sự tri ân với vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt của gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn với gia đình mình, báo thể thao và văn hóa thông tin.

Truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người, theo vietnamnet đưa tin.

Ảnh minh họa

Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Zing.vn cho biết, tác giả Minh Đường trong Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho hay trong các vị thần, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.

Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam, vietnamnet cho biết thêm.

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ.

Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền của dân tộc.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa tục tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới