Thứ bảy, 20/04/2024 00:39 (GMT+7)

Áp dụng công nghệ Đức cho quản lý rác thải

MTĐT -  Thứ năm, 05/04/2018 20:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rác thải là hàng hóa có thể vận chuyển mà chủ sở hữu muốn xử lý hoặc cần phải thu gom, vận chuyển và lưu trữ đúng cách và an toàn để tránh tác dộng tiêu cực đến lợi ích công cộng.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Jochen Amrehn, thì cần phải có khuôn khổ pháp lý về rác thải: Chỉ thị vận chuyển rác thải; Luật vận chuyển rác thải; Luật quy định về các công ty xử lý rác; Luật pin; Luật kê khai rác thải; Luật về điện và điện tử gia dụng; Luật về nền kinh tế tuần hoàn.

Một nhà máy xử lý rác thải ở Đức.

Câu hỏi cốt lõi rằng: Ai phải xử lý rác ? Tất cả những ai tạo ra rác; Ai phải trả phí xử lý rác? - Người tạo ra rác; Làm thế nào để xử lý rác? - Do các cơ quan thẩm quyền kiểm soát và các quy định về xử lý an toàn. Chúng ta cần hiểu rõ về Luật kinh tế tuần hoàn: Luật nhằm hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn và đảm bảo thực hiện quản lý rác thải một cách hiệu quả về mặt môi trường. Đó là chúng ta phải giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo quản lý rác thải một cách hiệu quả về mặt môi trường và xác định những ưu tiên trong quản lý rác thải từ đó chúng ta sẽ có giải pháp cho việc xử lý rác thải, tái sử dụng, tái chế rác thải thành nhiên liệu, năng lượng…

Khi áp dụng luật này chủ thể tạo ra rác phải hiểu rõ về rác, phân loại rác và quy trình phân loại, xử lý chúng. Người tạo ra rác phải chịu trách nhiệm về rác mình thải ra: Người tạo ra rác phải lấy lại một số vật liệu bao bì nhất định, người tạo ra rác phải tái chế một tỷ lệ nhất định những vật liệu bao bì được trả lại.

Phân loại rác, chủ yếu là rác thải bao bì, chúng ta phải  phân loại rất kĩ như sau: Giấy, Gỗ, Nhựa ( PE, PET, PP, PVC), Kim loại (đồng, sắt, nhôm, chì), chất trơ, còn lại cho lò đốt. Đối với rác thải sinh hoạt cần phải phân lại kĩ: đồ ăn cho súc vật, rác rau củ, túi ni long, hộp sữa, hộp giấy, bao đựng thực phẩm, vỏ chai, nắp chai… nếu phân loại kĩ thì người phân loại rác là người rất sâu sắc vì họ tỉ mỉ trong các phân loại và trí tuệ cũng rất khác so với người chỉ biết dồn tất cả vào một bao.

Áp dụng công nghệ xử lý rác thải theo phương pháp cơ sinh học (Nhà máy MBT – Kahlenberg) gồm các quy trình sau:

Bước 1 : Chuẩn bị cơ học (Hầm nhận rác: khoảng 100.000 tấn rác sinh hoạt trong 1 năm từ 570.000 người dân, rác kim loại nặng phải được phân loại kĩ càng);

Bước 2 : Chuyển đổi sinh học: Rác chảy ra từ bước chuyển đổi sinh học, giảm kích thước, rửa sạch và đồng nhất, ép và đưa vào máy lên men khí sinh học;

Bước 3 : Sấy sinh học: Rác được đưa vào sàn chuyển động để sấy khô.

Quản lý rác thải tại Việt Nam cần phải có sự kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền và cơ quan này phải có trách nhiệm đối với rác. Đối với các nhà sản xuất cần phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ ( thu lại bao bì, vỏ lon… đơn vị sản xuất nên áp dụng việc trả bao bì lại cho nhà sản xuất và áp dụng chương trình giảm giá, ưu đãi khi trả lại bao bì cho nhà sản xuất để khuyến khích người tiêu dùng).

Đối với chất thải cần phải phân loại rõ ràng để giảm số lượng rác thải rắn ra đô thị. Rác thải rắn đô thị ở Việt Nam đòi hỏi phải được xử lý phù hợp với thành phần rác thải ở Việt Nam.

Thực chất nếu để ý kĩ về rác sẽ thấy rác có nhiều điều thú vị: Phân loại rác kĩ càng, từng chút một sẽ đem đến một hiệu quả xử lý cực kì tiết kiệm. Không chỉ Đức à các nước khác cũng đã có những sáng tạo tái chế rác rất kì diệu như: Con đường được làm bằng giấy tại Thụy Điển, Tại Ấn Độ khi ra đề xuất cấm dùng túi nilon thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp dùng nhiên liệu thiên nhiên để sản xuất túi thân thiện và tự phân hủy trong môi trường. Còn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cho ra sản phẩm túi làm từ bột sắn, tự phân hủy trong 2 - 3 ngày.

Bài toán về rác vẫn cứ lan dải nếu như cộng đồng, ý thức người dân, trách nhiệm chính quyền không thay đổi. Ai cũng có trách nhiệm đối với rác, người thải ra rác phải có trách nhiệm trong việc phân loại nó. Người thu gom rác thì cần có những thùng rác nhiều ngăn, phân chia từng loại. Hộ gia đình nào không phân loại rác đúng cách thì không được thu gom xử lý. Ai cũng có trách nhiệm với rác thì xã hội sẽ văn minh và sạch đẹp hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc bài viết Áp dụng công nghệ Đức cho quản lý rác thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Vân Oanh

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...