Thứ sáu, 29/03/2024 17:08 (GMT+7)

Vấn đề nước tưới và dịch bệnh với cây hồ tiêu hữu cơ

Phan Ngân -  Chủ nhật, 01/10/2017 13:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ở Việt Nam, cây hồ tiêu hữu cơ đang là một cây trồng có lợi ích cao. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội phát triển thì cây hồ tiêu đang phải đối mặt với thử thách lớn về vấn đề dịch bệnh và nước tưới.

Cơ hội của nông nghiệp hữu cơ

Theo Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM): “Nông nghiệp hữu cơ là hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực  vật  hóa  học, các chất điều tiết tăng trưởng cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc”. Từ đó có thể hiểu nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp hầu như không sử dụng hóa chất, để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt chỉ được phép cung cấp các nguyên liệu đầu vào bằng các nguồn hữu cơ đã được kiểm soát.

Còn theo N.H.Lampkin (1994) thì: "Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp, bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi và dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng khỏi sâu, bệnh”.

Về khái niệm nông nghiệp hữu cơ, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cũng cho hay (2000): Nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp an toàn, chất lượng hiệu quả và bền vững, đòi hỏi áp dụng linh hoạt kinh nghiệm cổ truyền với kiến thức hiện đại, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các yếu tố sinh học và phi sinh học, các nguồn nguyên liệu du nhập và sẵn có, các biện pháp thân thiện về môi trường nhằm ổn định lâu dài cuộc sống ấm no của con người, bảo tồn hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì môi trường sinh thái "khỏe mạnh” trên hành tinh của chúng ta”.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn 10TCN-602-2006 về sản xuất, chế biến các sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam với 24 tiêu chí và được IFOAM công nhận từ đầu tháng 9/2013 và quy định vật liệu đầu vào được phép sử dụng để sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Thực chất, những tiêu chuẩn này rất gần với quy trình quản lý nông nghiệp tốt (GAP). Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất dựa trên không sử dụng bất cứ nguồn hóa chất trong các nguyên vật liệu đầu vào kể cả chất thải gia súc gia cầm trong chăn nuôi công nghiệp.

Trong ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay, cây hồ tiêu hữu cơ đang là một cây trồng có lợi ích cao. Sản xuất hồ tiêu hữu cơ là một hệ thống kỹ thuật khai thác hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên, kết hợp kinh nghiệm truyền thống với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng hồ tiêu, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển hiệu quả và bền vững ngành hàng hồ tiêu.

Cây hồ tiêu hữu cơ đang là một cây trồng có lợi ích cao

Lợi ích mà hồ tiêu hữu cơ đem lại cho người nông dân là chi phí sản xuất thấp hơn, trong khi đó giá bán lại cao hơn nhiều so với trước đây. Đối với môi trường thì hồ tiêu hữu cơ đem lại một môi trường sạch hơn, an toàn hơn.

Cơ hội đi liền thách thức

Trước đây, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã từng gây lo lắng cho nhiều nước nhập khẩu hồ tiêu và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vì dư lượng Carbendazim và Promocar quá nhiều (hậu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách). Cảnh báo này được hệ thống sản xuất hồ tiêu và gia vị thế giới (Olam International Limited) và Công ty CAZT (Hà Lan) thông báo

Chính vì vậy, việc áp dụng GAP trong sản xuất hồ tiêu bền vững đang là đòi hỏi thực sự và cấp bách.

Được biết, ở nước ta hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm trồng với mật độ dày 1.500-2.500 trụ/ha; có khả năng thâm canh, nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh. Muốn đạt năng suất cao và có vườn hồ tiêu khỏe, cần thiết phải chăm bón đầy đủ, không lạm dụng phân vô cơ. Cây hồ tiêu hữu cơ ở nước ta phải đối mặt với một số dịch hại trên cây.

Đối với vùng rễ của hồ tiêu có nguy cơ mắc phải những bệnh như sau: bênh chết nhanh do Phytophthora spp gây ra cả trên gốc và rễ; bệnh chết chậm do Pythium sp và Fusarium sp gây ra; bệnh tuyến trùng hại rễ do tác nhân Meloidogyne sp; hay bệnh rệp sáp do tác nhân Pseudococcus sp xảy ra trên cả lá, cành, chùm quả, thân, cổ rễ.

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu do Phytophthora spp gây ra 

Đối với vùng gốc của hồ tiêu thì các tác nhân như Sclerotium sp sẽ gây ra bệnh nấm hồng.

Còn với thân, lá, chùm, cành, quả của hồ tiêu thì Colletotrichum gloeosporioides sẽ gây bệnh than thư trên lá; Elasmognathus nepalensis gây ra bệnh bọ xít lưới ở chùm; bệnh mối ở thân do Coptotermes formosanus là tác nhân.

Thành phần sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu khá phong phú và có xu hướng  gia tăng. Theo số liệu thống kê, tần suất xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu tại ba vùng điều tra cho thấy mức độ gây hại của dịch bệnh trên cây hồ tiêu ở vùng Đông Nam Bộ là cao nhất.

Tần suất xuất hiện của dịch chết nhanh gây hại mức độ 3 là: Đông Nam Bộ chiếm 77,5%; Tây Nguyên 60,2% và Quảng Trị 54,3 %.

Dịch chết chậm: Đông Nam Bộ 62,0%; Tây Nguyên 54%; Quảng Trị: 56,1%.

Bệnh virus: Đông Nam Bộ 37,8%; Tây Nguyên 39,5%; Quảng Trị 27,4%.

Bệnh thán thư: Đông Nam Bộ 22,1%; Tây Nguyên 15,6%; Quảng Trị 12,6%

Bệnh rệp sáp: Đông Nam Bộ 84,4%; Tây Nguyên 75,1%; Quảng Trị 67,8%

Bệnh tuyến trùng: Đông Nam Bộ 41,5%; Tây Nguyên 47,8%;  Quảng Trị 35,7%.

Các bệnh khác: Đông Nam Bộ 8,7%; Tây Nguyên 3,9%; Quảng Trị 6,5%

Ở Đông Nam Bộ, mức đầu tư phân hóa học không cao bằng Tây Nguyên nhưng xuất hiện sâu bệnh hại nhiều hơn, tại Quảng Trị bệnh vàng lá chết chậm cũng nhiều hơn Tây Nguyên.

Nơi nào chú trọng bón phân hữu cơ nhiều hơn thì tần suất xuất hiện sâu bệnh sẽ ít hơn. Rõ ràng phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng đối với việc giảm thiểu sâu bệnh,chưa kể đến bón phân hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu  đất.

Nếu bà con có kế hoạch phòng trị bệnh một cách chủ động bằng các chế phẩm vi sinh hoặc phân hữu cơ vi sinh thì có thể bảo vệ vườn tiêu mà không cần dùng thuốc  hóa học.

Như vậy thách thức lớn nhất đối với nông dân trồng hồ tiêu là ứng phó với dịch bệnh trên cây. Không chỉ vậy, vấn đề quan trọng không nhỏ đối với cây hồ tiêu là nước tưới. Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam việc cấp nước cho hồ tiêu hữu cơ sẽ diễn ra theo tần suất như sau:

Với phương pháp tưới nhỏ giọt, chu kì tưới 4 ngày/lần, mỗi lần tưới 28-32 lít/trụ.

Với phương pháp tưới phun mưa dưới tán, chu kì tưới 5 ngày/lần, mỗi lần tưới 34-40 lít/trụ.

Còn với phương pháp tưới bồn, tưới 7-10 ngày/lần, mỗi lần tưới 100-120 lít/trụ.

Nước cung cấp cho hồ tiêu hữu cơ là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng hằng ngày, hằng tuần. Do đó các nguồn nước sử dụng cho tiêu phải sạch, không ô nhiễm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong nông-công nghiệp.

Nếu đưa nước chưa qua xử lý để tưới cây hồ thiêu thì sẽ gặp phải một số nguy cơ ảnh hưởng đến đất canh tác và chính cây hồ tiêu. Cụ thể như nguồn nước còn chất bảo vệ thực vật tồn dư do người dân vứt vào sông, hồ sẽ ảnh hưởng không tốt đến hồ tiêu. Lương phân bón còn tồn tư trong nước sông hồ cũng sẽ gây hủy hoại đất trồng.  Trong nước không đảm bảo sẽ có vi nấm, sâu trùng gây bệnh tồn tại dưới dạng trứng hoặc con trưởng thành, theo nguồn nước lây lan vào cây hồ tiêu.

Vậy đâu là giải pháp ?

Trước những thử thách trong việc bảo vệ và chăm sóc cây hồ tiêu hữu cơ đạt chuẩn, một nhóm kỹ sư người Việt cho ra đời Công nghệ MET - công nghệ xử lý nước cấp/ nước thải bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên – đã được Huy chương vàng giải trưởng ICAN CANADA 2017 ( bảo trợ bởi Hiệp hội sở hưu trí tuệ thế giới WIIPA).

Công nghệ MET hoạt động bằng phương pháp Cơ học tĩnh – phân tách dòng nước ô nhiễm thành 3 nhóm (nước, rắn và khí), việc này khá giống với việc dùng nhiệt độ để tách dầu thô thành (xăng, dầu, hắc ín làm đường, dầu máy). Công nghệ MET – sạch đúng theo nghĩa sạch : không dùng điện, không dùng lõi lọc, không dùng vi sinh, không dùng hóa chất, không dùng than hoạt tính.

Công nghệ MET xử lý nước

Như vậy bà con có thể sử dụng công nghệ MET để chăm sóc hồ tiêu đạt chuẩn.

Ở nước ta đã có một số mô hình sản xuất hồ tiêu hữu cơ theo GAP như ở Gia Lai, Phú Quốc đã đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng hạt tiêu đen xuất khẩu theo FAQ, dung trọng 550g/ lít, độ ẩm 12.5%, tạp chất dưới 0.5 %, không sâu mọt, nấm mốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng quy định.

Những mô hình này là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế thị trường : sạch, tự nhiên, bảo vệ môi trường. Do đó sử dụng nước đảm bảo “sạch theo đúng nghĩa sạch” là con đường đúng đắn nhất.

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề nước tưới và dịch bệnh với cây hồ tiêu hữu cơ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.