Thứ năm, 28/03/2024 21:04 (GMT+7)

Hoạt động xử lý chất thải ở Bình Dương giai đoạn 2013-2018

MTĐT -  Thứ năm, 20/12/2018 17:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bình Dương là đô thị loại 1, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và TP. HCM.

Diện tích 2.694 km2.

Dân số: 2.071.073 người.

Năm 2017, tổng sản phẩm của tỉnh Bình Dương (GRDP) tăng 9,15% (kế hoạch tăng 8,3%), GRDP bình quân đạt 120 triệu đồng (kế hoạch 115,4 triệu đồng).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu tương ứng là 63,99% - 23,68% - 3,74% - 8,59%.

Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

- Thành lập năm 2004.

- Diện tích ban đầu: 75ha, hiện nay mở rộng thành 100ha.

- Nhiệm vụ: Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

- Quy hoạch đến năm 2035: Xử lý chất thải sinh hoạt 4.000 tấn/ngày, chất thải công nghiệp 2.500 tấn/ngày.

- Công ty CP Nước - MÔi trường Bình Dương được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt xây dựng Khu xử lý chất thải Tân Long.

- Vị trí: Xã Tân Long, huyện Phú Giáp, cách Khu liên hợp Xử lý chất thải 20km.

- Diện tích: 400ha

- Tiến độ thực hiện: Thực hiện xong các quy định pháp lý, hiện đang đền bù giải phóng mặt bằng.

Công nghệ xử lý

- Chất thải sinh hoạt

Chất thải được tái chế hoàn toàn

Sản xuất phân commpost: Thành phẩm là phân bón hữu cơ các loại.

Ủ chất thải thu khí gas phát điện.

Đốt.

Phương pháp ủ được tính toán quy hoạch xoay tái chế sử dụng đất: Chất thải sau khí gas phát điện sẽ được sử dụng để sản xuất phân compost, diện tích đất sẽ được tiếp tục ủ chất thải.

Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình sản xuất phân compost và ủ sẽ được thu gom, xử lý.

Sản phẩm phân bón thương hiệu Con Voi Bình Dương đã được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón và Giấy công nhận phân bón lưu hành.

Công nghệ ủ rác sinh hoạt sản xuất khí Biogas phát điện

Công nghệ: Phần Lan, công suất phát điện: 1.640 kW

Sản phẩm: điện năng phục vụ hoạt động Khu liên hợp

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ: Áo, Việt Nam, công suất: 960 m3/ngày

Nước thải sau xử lý đạt mức A QCVN 25:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT tái sử dụng tưới cây, rửa đường, rửa xe trong Khu liên hợp.

 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

Công suất tiếp nhận 500 tấn/ngày.

Phương pháp: chưng cất dung môi, hóa rắn, thiêu đốt.

Các lò đốt chất thải đạt công suất khoảng 250 tấn/ngày, xử lý các loại chất thải y tế, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải sinh hoạt sau khi phân loại của dây chuyền sản xuất phân bón.

Hiện nay đang đầu tư lò đốt 200 tấn/ngày và hệ thống thu hồi nhiệt phát điện công suất 4 mW.

Tro xỉ qua quá trình đốt chất thải công nghiệp được sử dụng tái chế thành nguyên liệu sản xuất gạch bê tông tự chèn dùng để lát vỉa hè, sân vườn,…

Hiện nay, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương đang đầu tư xây dựng nhà máy  xử lý nước thải công nghiệp, công nghiệp nguy hại.

Công suất: 250 m3/ngày đêm.

Giá thành xử lý dự kiến: 1 triệu/tấn nước thải.

Công nghệ xử lý các sản phẩm tái chế

Sản phẩm gạch bê tông tự chèn thương hiệu BIWASE - Con Voi Bình Dương đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng và đã được Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 6474:1999 Gạch bê tông tự chèn.

Sản phẩm phân bón thương hiệu Con Voi Bình Dương đã được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón và Giấy công nhận phân bón lưu hành.

Các sản phẩm phân bón, bê tông, gạch tái chế từ chất thải do Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương sản xuất mang nhãn hiệu Con Voi Bình Dương được kiểm soát chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015.

Các sản phẩm Phân bón Con Voi Bình Dương

Phân cải tạo đất hữu cơ Con Voi Bình Dương

Phân hữu cơ Con Voi Bình Dương

Các loại phân hữu cơ khoáng Con Voi Bình Dương

Phân hữu cơ vi sinh Con Voi Bình Dương

Phân hữu cơ sinh học Con Voi Bình Dương

Công tác an toàn, vệ sinh môi trường

Đảm bảo vệ sinh trong quá trình xử lý chất thải: không để mùi hôi, côn trùng phát tán môi trường xung quanh.

Có hệ thống camera giám sát xe vận chuyển chất thải, tránh tình trạng rò rỉ nước thải, chất thải dọc đường và buộc các chủ sở hữu phương tiện vận chuyển phải sửa chữa, đảm bảo xe vận chuyển luôn đạt yêu cầu.

Bắt buộc xe vận chuyển chất thải phải được rửa và khử trùng trước khi rời khỏi Khu liên hợp.

Giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài Khu liên hợp, tỷ lệ phủ cây xanh cao.

Định hướng

Hoàn thiện công nghệ, đầu tư công nghệ sạch, tỷ lệ tái chế cao.

Xây dựng đội ngũ nhân viên chế tạo máy để sản xuất dây chuyền compost, lò đốt, thiết bị tái chế phục vụ hoạt động và cung cấp trên thị trường.

Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề trong công tác xử lý chất thải, cơ khí , điện, tự động hóa.

Bạn đang đọc bài viết Hoạt động xử lý chất thải ở Bình Dương giai đoạn 2013-2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.