Thứ ba, 19/03/2024 14:51 (GMT+7)

Kỳ 2: Kiến nghị thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp cấp thoát nước

Tùng Anh -  Thứ sáu, 01/12/2017 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bạn đọc hiểu thêm về nội dung CPH DN ngành nước, Ban biên tập tiếp tục cho đăng phần 2 về Một số kiến nghị do nhóm nghiên cứu VWSA thực hiện

Như ở phần kỳ 1, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã cho đăng bài viết giới thiệu về "Thực trạng kết quả thực hiện CPH các doanh nghiệp cấp thoát nước của Nhóm nghiên cứu (VWSA)" do ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính thực hiện. Để bạn đọc hiểu thêm về nội dung này, Ban biên tập tiếp tục cho đăng phần 2 về "Một số kiến nghị thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp cấp thoát nước".

Để tiếp tục thực hiện CPH các DN cấp thoát nước, thực hiện Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện chuyển thành công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục DN có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 (năm 2017 có 21 công ty cấp, thoát nước; năm 2018 có 30 công ty; năm 2019 có 15 công ty; năm 2020 có 11 công ty) và Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước đối với lĩnh vực cấp thoát nước; Kiến nghị:

Kết quả khảo sát thực trạng CPH các DN cấp thoát nước được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiến hành trong khoảng tháng 9 – 10/2017 để hình thành Báo cáo này trước khi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty TNHH MTV do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (ban hành thay thế các Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, số 189/2013/NĐ-CP, số 116/2015/NĐ-CP …). Do vậy có một số nội dung vướng mắc, bất cập mà Báo cáo này nêu tại phần đánh giá thực trạng ở trên đã được xử lý phù hợp với kiến nghị của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam như:
- Bổ sung thêm phương pháp bán cổ phần lần đầu.
- Không quy định khống chế cụ thể mức chi phí thực hiện CPH.
- Xác định giá trị thương hiệu đã chú ý đến bề dày truyền thống của DN.v.v.

Ảnhminh họa

 Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc đối với lĩnh vực cấp thoát nước nên Hội Cấp Thoát nước Việt Nam xin kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét:
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch;
Hướng dẫn cụ thể Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ để thi hành từ ngày 01/01/2018.

Xin kiến nghị những nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược: Cần bổ sung tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư có cùng ngành nghề kinh doanh với DN CPH (đối với lĩnh vực cấp thoát nước phải là cùng ngành nghề cấp thoát nước), có thời gian, kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực cấp thoát nước; sau đó mới đến các tiêu chí về tài chính và các tiêu chí khác. Quy định cụ thể nội dung cam kết của nhà đầu tư chiến lược về phát triển DN sau CPH gắn với chế tài cụ thể khi nhà đầu tư chiến lược vi phạm các cam kết của mình. Từ tiêu chí chung đó, cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn cụ thể cho phép từng ngành nghề (trong đó có lĩnh vực cấp, thoát nước) xây dựng các tiêu chí cụ thể để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phù hợp với ngành mình khi tiến hành CPH. Mặt khác, cần có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí nhà đầu tư là DN trong nước có liên danh với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai: Sửa đổi, bãi bỏ quy định bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược theo hình thức thỏa thuận về giá trước khi bán đấu giá công khai, thay bằng thực hiện theo hình thức bán đấu giá công khai cùng với các nhà đầu tư thông thường khác nhằm bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng trong mua bán, tránh thất thoát và ngăn ngừa tình trạng “lợi ích nhóm”.

Có cơ chế quản lý nhà đầu tư trong nước mua cổ phần sau đó bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài (đã xuất hiện 1 trường hợp trong các DN được khảo sát).

Thứ ba: Do tính đặc thù của ngành cấp thoát nước, đặc biệt là ngành nước có khoảng 2/3 giá trị tài sản nằm dưới lòng đất, được đầu tư vào các thời kỳ khác nhau; vì vậy đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn riêng cho ngành cấp thoát nước hoặc hướng dẫn chung cho các ngành thựchiện:

- Đối với loại tài sản, công cụ, dụng cụ đã hết thời hạn khấu hao, giá trị của tài sản đã phân bổ hết vào giá trị sản phẩm thì xác định lại giá trị để có giá trị mới tính vào giá trị DN theo nguyên tắc thị trường, ít nhất không thấp hơn giá trị thu hồi tài sản đó tại thời điểm đánh giá lại.

- Đối với chất lượng tài sản đang sử dụng, cần đánh giá lại theo thực tế về chất lượng còn lại, hệ số lỗi thời, lạc hậu… để tính giá trị tài sản còn lại. Không quy định cứng nhắc (thiếu tính thị trường) ở mức không thấp hơn 20% đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và không thấp hơn 30% đối với nhà cửa, vật kiến trúc so với tài sản cùng loại mua sắm mới.

Thứ tư: Đề nghị tăng mức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động so với hiện nay và bổ sung việc được mua tăng thêm cho đối tượng lao động quản lý trong DN; cụthể:
- Tăng cho người lao động được mua tối đa 100 cổ phần lên ít nhất là 200 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước.
- Tăng mức cho người lao động thuộc đối tượng DN cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho DN trong thời hạn ít nhất là 03 năm được mua thêm cổ phần ưu đãi lên 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN, tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động.

Ảnh TL

 Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao làm việc tại DN được mua tăng thêm lên mức 1.000 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN, tối đa không quá 10.000 cổ phần cho một người lao động.
- Bổ sung cho lao động quản lý trưởng, phó phòng và chức vụ tương đương được mua thêm theo mức 1.500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN, tối đa không quá 20.000 cổ phần cho một người.
- Bổ sung cho Ban giám đốc và kế toán trưởng được mua thêm theo mức 2.000 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN, tối đa không quá 20.000 cổ phần cho một người

Thứ năm: Ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể các phương pháp xác định giá trị DN ngoài 2 phương pháp hiện hành là phương pháp tài sản và dòng tiền chiết khấu; cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh 2 phương pháp xác định giá trị DN hiện hành:
+ Đối với phương pháp tài sản: Khi đánh giá lại giá trị thị trường của tài sản cần theo hướng cụ thể: Tùy theo từng loại tài sản, điều kiện sử dụng tài sản, thời hạn sử dụng tài sản, chất lượng và giá trị sử dụng của tài sản gắn với diễn biến cung cầu, giá cả thị trường mà cho phép mở rộng các phương pháp phù hợp, bảo đảm nguyên tắc cao nhất là nguyên tắc thị trường (nhất là các loại tài sản đặc biệt, đặc thù…).
Khi xác định giá trị tài sản vô hình: Phải tính đúng, tính đủ toàn bộ tài sản vô hình của DN, trong đó có cả những tài sản vô hình chưa được thể hiện trên sổ sách. Thay thế quy định tính toán giá trị lợi thế kinh doanh hiện nay bằng phương pháp định lượng lợi thế thương mại và phương pháp khác phù hợp.

+ Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu:
(i) Khi quy định ước tính dòng tiền tương lai cần phải căn cứ vào kế hoạch và chiến lược kinh doanh sắp tới; thời hạn ước tính dòng tiền tương lai cần tăng hơn so với quy định (3 – 5 năm) hiện nay. Phương pháp này chỉ nên sử dụng dòng tiền quá khứ như một dữ liệu quan trọng tham khảo khi phân tích giá trị DN, chứ không phải là căn cứ duy nhất để xác định giá trị DN như quy định hiện nay. Bởi vì khi thực hiện CPH là chuyển đổi sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần, là sự thay đổi về chất của DN, khác với quá khứ khi chưa CPH.
(ii) Khi quy định đã tính theo dòng tiền tương lai của chủ sở hữu hay của cả DN thì không tính các giá trị lợi thế kinh doanh khác, vì các giá trị lợi thế đó đã được hình thành và phản ánh trong dòng tiền tương lai.
- Trong xác định giá trị DN, cần quy định việc sử dụng nhiều cách tiếp cận (cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận chi phí, cách tiếp cận thu nhập…) ứng với nhiều phương pháp xác định giá trị DN. Cần thiết quy định khi xác định giá trị DN phải áp dụng ít nhất 2 phương pháp (một phương pháp chính và một phương pháp có tính chất kiểm tra, đối chiếu); trong số ít nhất 2 phương pháp áp dụng, bắt buộc phải áp dụng phương pháp tài sản, coi kết quả xác định giá từ phương pháp này như là giá trị DN tối thiểu (giá sàn); đồng thời hướng dẫn kỹ việc lựa chọn mức giá chuẩn khi kết quả xác định giá từ các phương pháp khác nhau đưa lại mức giá DN khác nhau.

Thứ sáu: Sửa đổi cơ chế thỏa thuận giữa chính quyền địa phương với DN cấp nước về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ, thay bằng cơ chế: Chính quyền địa phương ký kết hợp đồng với DN cấp nước, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn gắn với chế tài trong việc sản xuất và cung ứng nước sạch.

Cụ thể hóa trách nhiệm của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Tài nguyên Nước: “…thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước sinh hoạt hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước” (khoản 2, Điều 45); “Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ thu hồi giấy phép về tài nguyên nước” (mục e, khoản 11, Điều71).

Thứ bảy: Tuy lộ trình thoái vốn Nhà nước từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ quy định, nhưng trong điều kiện các chế tài đối với sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch chưa đầy đủ, cần tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước để cân nhắc thêm lộ trình cho phù hợp, tránh tình trạng có những quốc gia mà Nhà nước đã thoái vốn 100%, nhưng khoảng 5 – 10 năm sau lại phải tiến hành “mua lại” vì lý do an toàn cấp nước…

Thứ tám: Tuân thủ và thực hiện đúng nguyên tắc định giá tiêu thụ nước sạch và giá dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật là: Tính đúng, tính đủ; đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường… kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi, không lồng ghép chính sách xã hội trong giá và buộc DN phải thực hiện…

Nhóm nghiên cứu VWSA

Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC DN ĐÃ GỬI PHIẾU TRẢ LỜI KHẢO SÁT

Số TT

Tên doanh nghiệp

Tỉnh/TP

1

Công ty CP cấp nước Điện Biên

Điện Biên

2

Cty CP Nước Thủ Dầu Một

Bình Dương

3

Cty CP Nước sạch Lai Châu

Lai Châu

4

Cty CP SX KD Nước sạch số 3 Hà Nội

Hà Nội

5

Cty CP CTN – Công trình Đô thị Hậu Giang

Hậu Giang

6

Cty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk

Đắk Lắk

7

Cty CP Cấp nước Hải Phòng

Hải Phòng

8

Cty CP Công trình công cộng và DVDL Hải Phòng

Hải Phòng

9

Cty CP CTN Cần Thơ

Cần Thơ

10

Cty CP Đô thị Ninh Hòa

Khánh Hòa

11

Cty CP Nước – Môi Trường BìnhDương

Bình Dương

12

Cty CP Cấp thoát nước Bến Tre

Bến Tre

13

Cty CP Cấp thoát nước Bình Phước

Bình Phước

14

Cty CP Cấp thoát nước Bình Thuận

Bình Thuận

15

Cty CP KD Nước sạch Hải Dương

Hải Dương

16

Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang

Kiên Giang

17

Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa

Thanh Hóa

18

Cty CP Nước sạch Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

19

Cty TNHH MTV Thoát nước và PT hạ tầng đô thị Thái Nguyên

Thái Nguyên

20

Cty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP. HCM

TP. HCM

21

Cty CP Cấp nước Bạc Liêu

Bạc Liêu

22

Cty CP Cấp thoát nước Phú Yên

Phú Yên

23

Cty CP Nước sạch Thái Nguyên

Thái Nguyên

24

Cty CP Cấp nước và Xây dựng Yên Bái

Yên Bái

25

Cty CP Cấp nước và PT đô thị Đắk Nông

Đắk Nông

26

Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế

Huế

27

Cty CP Nước sạch Bắc Ninh

Bắc Ninh

28

Cty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng

Cao Bằng

29

Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Tuyên Quang

Tuyên Quang

30

Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

31

Cty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đăk Lắk

Đăk Lắk

32

Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hoá

Thanh Hoá

33

Cty CP Nước sạch Quảng Trị

Quảng Trị

34

Cty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng

Sóc Trăng

35

Cty CP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc

Lâm Đồng

36

Cty CP Điện Nước An Giang

An Giang

37

Cty CP Cấp nước Ninh Thuận

Ninh Thuận

38

Cty TNHH MTV Thoát nước và PT đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu

39

Cty CP Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

40

Cty CP Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp

Đồng Tháp

41

Cty CP Cấp nước Quảng Bình

Quảng Bình

42

Cty CP Vinaconex Dung Quất

Quảng Ngãi

43

Cty CP Nước sạch Hoà Bình

Hoà Bình

44

Cty CP Cấp nước Cần Thơ 2

Cần Thơ

45

Cty CP Cấp nước Vĩnh Long

Vĩnh Long

46

Cty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La

Sơn La

47

Cty CP Cấp thoát nước Bình Định

Bình Định

48

Cty CP Cấp thoát nước Trà Vinh

Trà Vinh

Bạn đang đọc bài viết Kỳ 2: Kiến nghị thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp cấp thoát nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xây dựng, phát triển TOD theo mô hình 3 cấp độ
3 cấp độ xây dựng, phát triển mô hình TOD gồm cấp vùng, cấp đô thị và cấp điểm. Nguyên tắc quy hoạch dựa trên trục xương sống là đường sắt đô thị và ưu tiên thúc đẩy đi bộ.
Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái
Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Tin mới

Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...
Bài thơ: Lòng cỏ
Đôi khi lòng đau như cỏ///Vết chân vô ý lướt qua,///Có khi lòng vui như cỏ///Bàn chân mềm mại thướt tha.