Thứ năm, 28/03/2024 17:12 (GMT+7)

Tổng hợp tình hình hoạt động xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam

MTĐT -  Thứ tư, 06/09/2017 14:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự ra đời của nhiều cụm dân cư, nhiều khu đô thị mới phát sinh một lượng lớn nước thải xả ra môi trường.

MỞ ĐẦU

Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệpViệt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt theo QĐ số 1930/QĐ-Ttg ngày 20/11/2009) đã đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2015 đối với nước thải đô thị (i) Xây dựng các tuyến cống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị từ loại III trở lên để thu gom và xử lý từ 40 - 50% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đạt quy chuẩn quy định, (ii) Tại các đô thị loại IV, loại V, các làng nghề 30% nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định.

Theo các tài liệu điều tra, khảo sát, thống kê về thoát nước và xử lý nước thải đô thị, tỷ lệ bao phủ mạng lưới thoát nước ở các đô thị nước ta chỉ đạt khoảng 30 - 70%, tỉ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt được từ 12 - 15% lượng nước thải phát sinh. Đặc biệt, còn có sự chênh lệch lớn về mức độ bao phủ của hệ thống thoát nước và xử lý nước giữa các đô thị do mức độ quan tâm và năng lực đầu tư khác nhau.

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự ra đời của nhiều cụm dân cư, nhiều khu đô thị mới phát sinh một lượng lớn nước thải xả ra môi trường. Ngoài ra, nhiều dự án thoát nước đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) cũng chưa phát huy được hiệu quả để bảo vệ môi trường do việc đầu tư chưa đồng bộ giữa công trình xử lý với mạng lưới thu gom cũng như trình độ quản lý, vận hành hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế… Do vậy, ô nhiễm môi trường do nước thải đô thị đang là một vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam có 6 loại hình đô thị, với tổng cộng  khoảng 780 đô thị, dân số đô thị khoảng 35 triệu người. Phân loại đô thị cụ thể như sau:

Bảng 1. Phân loại đô thị tại Việt Nam

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Rà soát tình hình đầu tư xây dựng và hoạt động của các NMXLNT đô thị

Bảng 2. Tổng hợp tình hình thực tế các công trình XLNT đô thị

Bảng 3. Công suất vận hành thực tế một số trạm XLNT đô thị

NHỮNG NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả tầm soát về tình hình đầu tư xây dựng và hoạt động của các Nhà máy xử lý nước thải đô thị cho thấy:

(1) Hiện nay có khoảng hơn 40 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đã đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 800.000 m3/ngđ và,

(2) Gần 50 nhà máy đang trong giai đoạn lập dự án, thiết kế hoặc đang xây dựng với tổng công suất khoảng 2.100.000 m3/ngđ. 

(3) Các nhà máy đang hoạt động nhưng thực tế chỉ vận hành chưa đến 60% công suất thiết kế.

(4) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý khoảng 12% so với tổng lượng nước thải phát sinh, còn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2015 theo Chiến lược về thoát nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Để ngành thoát nước đô thị phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cần tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà máy xử lý nước thải đô thị hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục những tồn tại. Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy hoạch chuyên ngành và có những giải pháp đột quá trong quản lý xây dựng và thu hút đầu tư cho lĩnh vực thoát nước đô thị.

PGS. TS.Ứng Quốc Dũng  

Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng

Đỗ Tiến Thành

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công nghiệp & đô thị Việt Nam (VCC)

Bạn đang đọc bài viết Tổng hợp tình hình hoạt động xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.