Thứ tư, 24/04/2024 18:22 (GMT+7)

Bộ Công thương: Vụ Grab thâu tóm Uber có dấu hiệu vi phạm pháp luật

MTĐT -  Thứ tư, 16/05/2018 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. Vì vậy, vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) - Bộ Công thương vừa công bố Quyết định số 45/QĐ-CT về việc điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam liên quan đến vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Theo đó, quá trình điều tra sơ bộ đã xác minh các nội dung về bên bị điều tra, thị trường liên quan, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan và dấu hiệu của hành vi vi phạm. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%.

Như vậy, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế quy định tại Mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh 2004.

Thương vụ mua bán giữa Uber và Grab có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh. 

Căn cứ kết quả điều tra sơ bộ, Cục CT&BVNTD đang xem xét ra quyết định điều tra chính thức theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Luật Cạnh tranh năm 2004.

Kết thúc quá trình điều tra chính thức, Cục CT&BVNTD sẽ chuyển hồ sơ để Hội đồng cạnh tranh tiến hành xử lý theo quy định.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

Trước đó, ngày 26/3, Grab đã công bố thông tin về việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thương vụ giữa Uber và Grab đã khiến dư luận cũng như giới chuyên gia đặc câu hỏi liên quan đến việc vi phạm luật Cạnh tranh.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sau đó đã gửi công văn đề nghị Grab Việt Nam cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Bộ Công thương về thương vụ này sau khi được yêu cầu, Grab khẳng định việc kết hợp thị phần với Uber trên thị trường Việt Nam khiến tổng thị phần vẫn thấp hơn 30%. Do đó, Grab cho rằng mình không cần phải báo cáo với cơ quan chức năng về giao dịch.

Phía Grab cũng không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định về thị phần nêu trên. Mặc dù vậy, thương vụ này cũng hoàn tất và kể từ ngày 8/4, hoạt động của Uber tại Việt Nam đã hoàn toàn chấm dứt và văn phòng Uber tại Việt Nam cũng đóng cửa. Việc Grab mua lại Uber cũng bị điều tra tại Singapore và Philippines.

P.V (tổng hợp theo TNO, Vneconomy)

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công thương: Vụ Grab thâu tóm Uber có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.