Thứ sáu, 29/03/2024 22:06 (GMT+7)

Khởi nghiệp – Những điều sinh viên cần biết

Xiêm Trần -  Thứ năm, 12/07/2018 09:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi nhắc đến khởi nghiệp, một số bạn nghĩ về những dự án “khủng”, “hoành tráng”, “độc nhất vô nhị”. Tuy nhiên ý tưởng khởi nghiệp đôi khi chỉ xuất phát từ những sở thích “làm cho vui”.

1. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản

Khởi nghiệp không phải là những điều gì đó quá to tát, đơn giản là việc bạn giải quyết những vấn đề thường nhật nhất trong cuộc sống.

Khi nhắc đến khởi nghiệp, một số bạn nghĩ về những dự án “khủng”, “hoành tráng”, “độc nhất vô nhị”. Tuy nhiên ý tưởng khởi nghiệp đôi khi chỉ xuất phát từ những sở thích “làm cho vui”.

Website Nhaccuatui của Nhan Thế Luân là một trong những ví dụ điển hình tại Việt Nam.

2. Học hỏi từ những Khởi nghiệp đi trước

Rất có thể, ý tưởng khởi nghiệp của bạn trùng lặp với một khởi nghiệp nào đó trên thế giới. Bạn cũng không cần phải nản chí, bởi vì có điều chắc chắn rằng: Khách hàng luôn yêu thích những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất mà họ biết. Quan trọng là cách bạn giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả và làm tốt hơn những người đi trước.

Ngoài ra, việc học hỏi từ những Khởi nghiệp đi trước cũng có một thuận lợi cho bạn khi tránh được những sai lầm, thất bại của họ. Từ đó uốn nắn và chỉnh sửa lại chiến lược của chính mình sao cho phù hợp hơn.

3. Đam mê không phải là tất cả. Quan trọng là sản phẩm tạo ra bao nhiêu giá trị

Đam mê là chìa khoá của thành công, nhưng để xây dựng một khởi nghiệp có lợi nhuận cao, bạn cần định hướng đến một tầm giá trị nhất định và số lượng khách hàng có thể có.

Người tiêu dùng không quan tâm bạn đang theo đuổi ước mơ hay không, họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này luôn là vấn đề của nhiều khởi nghiệp sinh viên ở Việt Nam.

Ví dụ như bạn thích mở quán café sách vừa thích làm ứng dụng về du lịch. Trước khi rót vốn, huy động nguồn lựa hãy lựa chọn xem khởi nghiệp nào là tiềm năng nhất, tiếp cận được nhiều khách hàng và mang lại nhiều giá trị nhất.

4. Lên kế hoạch tài chính từ những khoản mục nhỏ nhất

Người ta nói rằng: “Kiếm tiền đã khó, chi tiền còn khó hơn”. Quả thực là như vậy, để xây dựng và triển khai khởi nghiệp bạn sẽ phải chi rất nhiều khoản, nhiều khoản không thể không chi thậm chí là không có hóa đơn, phiếu thu và phải tự bỏ tiền túi trong quá trình làm việc. Vậy nên hãy nghĩ đến nhiều phương án, lựa chọn và tìm kiếm thật kỹ đối tác trước khi liên hệ với họ.

Ví dụ như bạn chọn mua hộp gói quà cho sản phẩm handmade của mình, hãy tính đến việc lựa chọn chất liệu là hộp bìa mỏng hay dầy, bằng giấy loại nào? Bởi với việc mua số lượng lớn thì bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn phát sinh thường xuyên.

5. Tránh vay nợ kể từ khi mới bắt đầu

Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, ai cũng muốn thành công. Thành công là không nợ, hoặc có thì cũng ít. Đặc biệt hơn nữa là, tránh vay nợ tín dụng đen.

Đôi khi khởi nghiệp sẽ “chết từ trong trứng nước” bởi lãi vay hàng ngày. Có 100 khởi nghiệp thì chỉ có 3% - 5% trong số đó thành công. Đây là một con số thấy rằng, bạn phải luôn cẩn trọng trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong Khởi nghiệp của mình.

Có rất nhiều câu chuyện và đã trở thành câu nói vui: “Từ hai bàn tay trắng, gây dựng nên …đống nợ khổng lồ”. Hãy tham khảo và tìm đọc những bài học này trên mạng trước khi quyết định nhé.

6. Nâng cao kiến thức của bản thân ở các lĩnh vực liên quan

Startup là một cuộc chơi nghiêm túc cần đầu tư trí tuệ, mồ hôi và nước mắt chứ không chỉ là một cuộc dạo chơi toàn đam mê. Có chuẩn bị tốt vẫn hơn.

Có rất nhiều thứ bạn phải học và hiểu: Thương hiệu, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, quản trị dòng tiền, luật pháp, đối tác, chuỗi cung ứng… Bởi vì chắc chắn một khởi nghiệp khi phát triển và mở rộng quy mô (scale up) sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như một doanh nghiệp thông thường hay gặp đến. Bạn hãy chuẩn bị dần để có thể giải quyết chúng một cách hợp lý nhất có thể.

7. Không ngừng kiến tạo và phát triển các mối quan hệ

Các ông bà ta hay nói rằng “Nhất thân nhì quen”, điều có lẽ đúng khi bạn khởi nghiệp ở Việt Nam. Mặc dù chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tư tưởng hay thói quen cũ vẫn chưa dứt bỏ. Ngoài ra, theo một cảm nhận thường thấy. Mối quan hệ tốt, phù hợp, đúng thời điểm vẫn mang lại những giá trị không ngờ.

Ví dụ như bạn quen với giám đốc, kế toán trưởng của một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chắc chắn liên hệ với người đứng đầu sẽ có cơ hội nhập giá tốt hơn so với việc bạn chỉ có thể gọi cho nhân viên kinh doanh của công ty họ.

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp – Những điều sinh viên cần biết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới