Thứ sáu, 29/03/2024 09:22 (GMT+7)

Nâng cao vai trò doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Xuân Vĩ -  Thứ hai, 30/10/2017 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ và tổ chức Ngân hàng thế giới mới đây cho thấy nhiều bất cập của doanh nghiệp nội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Rsquel-KCN VSIP I- Bình Dương

Việt Nam vẫn đang loay hoay với vai trò là “công xưởng của thế giới”. Các doanh nghiệp cần có bước đột phá mạnh mẽ hơn.

Đứng trước ngã rẽ..

Các mô hình thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam cho thấy sự tập trung mạnh mẽ của khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (bên mua) và Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan (bên bán). Hiện các DN đang hoạt động trong nước đóng góp quan trọng trong chuỗi cung ứng  các sản phẩm ô tô, điện tử, nông nghiệp, dêt may và da giày.

Theo ông Brian Mtonya - Chuyên viên cấp cao của World Bank Group - Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục tăng trưởng như một nền tảng xuất khẩu cho chuỗi cung ứng toàn cầu và thực hiện công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp.

Hoặc có thể tận dụng được làn sóng tăng trưởng hiện tại để đa dạng hoá và thúc đẩy chuỗi cung ứng với các chức năng có giá trị gia tăng cao hơn. Nắm bắt cơ hội để thúc đẩy hình thành và phát triển các DN nội địa năng động sáng tạo và độc lập có khả năng phát triển các sản phẩm “được làm tại VN” của chính họ.

Ông Nguyễn Phúc - Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương - trăn trở, các DN hiện nay rất dễ rơi vào “bẫy” giá trị gia tăng thấp. Không gian cho các DN trong nước đã thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất do các DN lớn hàng đầu thế giới (Samsung, Ford, Toyota) trong chuỗi cung ứng toàn cầu thường sử dụng “ nhà cung cấp toàn cầu” hiện diện khắp nơi trên thế giới. Về mặt lâu dài khi các đối thủ cạnh tranh có giá thấp hơn ( chẳng hạn tiền lương) sẽ thu hút đầu tư nước ngoài rời khỏi Việt Nam.

Hiện tỷ trọng các DN FDI sử dụng đầu vào trong  nước còn khá thấp nếu so với một số nước trong khu vực ( VN 67,6%; Trung Quốc 97,2%; Malaisia 99,9%; Thái Lan 96,4%...). Nguồn lực cung ứng phục vụ nhu cầu sản xuất tại chỗ khá thấp của VN sẽ gây nhiều khó khăn trong việc tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cần sự đột phá

Theo đánh giá của World Bank, các DN vừa và nhỏ của VN thiếu sự liên kết chặt chẽ để phát huy nguồn nội lực. Chẳng hạn thiếu các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc các DN nước ngoài sẽ tìm kiếm ở nơi khác và liên kết với các DN khác để cung cấp nguồn đầu vào tương đương ( về chất lượng, số lượng, đơn giá…)

Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch tâp đoàn U&I - nhận định, doanh nghiệp trong nước có liên kết ở Việt Nam có tỷ lệ người lao động kỹ năng cao hơn và cung cấp nhiều hoạt động đào tạo chính thức hơn. Nguyên nhân dẫn đến lực lượng lao động thiếu kỹ năng là do các Cty hàng đầu thế giới thực hiện các công đoạn có giá trị gia tăng cao ở nước ngoài. Dẫn đến việc thiếu “học đi đôi với hành” cho các DN trong nước. Bình Dương cũng như các tỉnh, thành đang phát triển công nghiệp cần có những bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực tai chỗ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mở rộng qui mô của các DN.

Ông Lê Văn Minh - Cty TNHH Tường Văn, Đồng Nai - chia sẻ, các DN khởi nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn vay. Nhiều DN than phiền về khả năng tiếp cận nguồn tài chính hơn các quốc gia trong khu vực đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các DN vừa và nhỏ chưa có sự đột phá mạnh mẽ để bắt kịp chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo các chuyên gia thì ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) cũng cần có sự đột phá. Ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh cho DN. CNPT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này, CNPT không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành.

Muốn thu hút đầu tư FDI trực tiếp của nước ngoài, CNPT phải đi trước một bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về lắp ráp hiện cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay nhà máy.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao vai trò doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.