Thứ năm, 28/03/2024 16:55 (GMT+7)

Sơn mài Tương Bình Hiệp đang… quay về truyền thống

MTĐT -  Thứ bảy, 22/07/2017 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một sản phẩm sơn mài của Tương Bình Hiệp, thành phố Bình Dương đã xuất sắc được vinh danh hạng mục thứ ba cho sản phẩm thiết kế quà tặng cho “Tuần lễ cấp cao APEC tháng 11/2017”

Tin vui đến không chỉ dành cho riêng tác giả là ông Lê Bá Linh (thường gọi Tư Bốn, 55 tuổi) mà còn làm nức lòng làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nói riêng, người dân Bình Dương nói chung…

Thông điệp “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đến mọi người”

Một tác phẩm ra đời, đi vào đời sống con người, tồn tại cókhi hàng trăm năm, mang lại giá trị tinh thần vô giá, bền đẹp theo thời gian là tâm nguyện của bao lớp thợ thầy Tương Bình Hiệp.

Tìm hiểu về tác phẩm vừa làm rạng danh tỉnh nhà, ông Tư Bốn cho biết, đây là sản phẩm dùng làm quà tặng cho các đại biểu tham dự APEC 2017 tại ĐàNẵng. Kích cỡcủa sản phẩm là25cm, được ông hoàn thành trong khoảng 45 ngày.

Trước đó ông cũng tìm tòi, sáng tạo sao cho phù hợp theo chủđềcủa cuộc thi vừa thể hiện được giá trị thủcông mỹ nghệcủa làng nghề truyền thống Bình Dương. Dựa vào biểu tượng con voọc chà vá chân xám, một loài động vật đặc trưng quýhiếm của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), cùng với hình ảnh phục vụ cho APEC, ông tập trung khắc họa logo của APEC, của Đà Nẵng cùng biểu tượng du lịch ở nơi đây.

Tất cả nỗlực đãđem đến thành công cho tác phẩm khi được trao giải ba và đây cũng là giải thưởng cao nhất thuộc về hàng thủcông mỹ nghệ.Qua tác phẩm ông muốn mang thông điệp “Bảo vệtài nguyên thiên nhiên đến mọi người”.

Ông nói: “Mọi người gìn giữthiên nhiên và tựkhắc thiên nhiên sẽ ban tặng ngược lại cho mình. Khai thác tài nguyên thiên nhiên cần cónhận thức và phương pháp bảo tồn, bảo vệ.Dù đến bây giờ đề cập đến vấn đề này không còn mới mẻ, nhưng cótrễ thìvẫn còn kịp, khi chúng ta bắt đầu ýthức và làm thìkhông cógìlà muộn cả”.

300 năm và… 50 cơ sở sơn mài

Vào nửa đầu thế kỷ 18, những người dân có nghề sơn mài truyền thống từ miền Trung, miền Bắc, ngược dòng sông Sài Gòn di cư đến lập nghiệp ở Thủ Dầu Một đã lập lên một ngôi làng nhỏ. Sau một thời gian khai khẩn đất hoang tạo lập nhà cửa, việc mưu sinh tạm ổn định, trong thời gian rảnh rỗi việc đồng áng, những người dân ở đây đã làm ra những bức sơn mài đầu tiên để tưởng nhớ quê cha đất tổ.

Chính những bức sơn mài đó đã được những người giàu có trong vùng biết đến và họ đã đặt mua những bức tương tự để đem về trưng bày trong nhà, đồng thời tạo nên một nghề mới cho người dân trong lúc nông nhàn.Tiếng lành đồn xa, hàng đặt ngày càng nhiều, từng hộ dân đã chuyên sâu vào ngành nghề này và hình thành nên làng sơn mài Tương Bình Hiệp.

Thời hoàng kim, làng sơn mài Tương Bình Hiệp có đến 400 gia đình làm nghề sơn mài. Giờ chỉ còn 50 cơ sở.Có một thực tế là hơn chục năm trở lại đây, các sản phẩm sơn mài không còn được người dân ưa chuộng mua về cho trang trí nội thất như các thập kỷ trước nữa.Thị hiếu thay đổi đang đe dọa mai một làng nghề sơn mài đã có lịch sử ngót nghét 300 năm này.

Sai lầm khi “công nghiệp hóa” sản phẩm sơn mài thủ công

Thời kỳ vàng son của làng sơn mài này vào khoảng thập niên 1980-1990. Lúc đó, một hợp tác xã sơn mài đã được thành lập với trên 160 xã viên, trên 700 hộ có nguồn thu nhập chính từ sản xuất sơn mài. Nghề thủ công của đất Thủ còn thu hút hàng ngàn lao động từ các nơi khác đến để làm nghề và học nghề.

Khối các nước xã hội chủ nghĩa là khách hàng lớn nhất của làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Dồn dập đơn hàng nên người ta bắt đầu “công nghiệp hóa” một sản phẩm vốn là thủ công.

Trước đây, để làm ra một sản phẩm sơn mài thủ công, phải trải qua nhiều khâu đọan, từ việc tạo dáng gỗ đến mài nhám rồi vẽ hình, phủ sơn, đánh bóng.Hình ảnh được khắc họa lên sản phẩm sơn mài thường mang màu sắc dân gian như chim muông, hoa lá, phong cảnh thiên nhiên... với 25 thao tác.

Còn với lối sản xuất đại trà, một sản phẩm chỉ trải qua 10 thao tác. Lối sản xuất hàng loạt cũng khiến cho các nghệ nhân không kịp sáng tạo, nên hình hài bức tranh cũng không gần gũi và tinh xảo. Vì vậy, khách hàng cũng không còn ưa chuộng như xưa.

Trở về truyền thống

Ông Lê Bá Linh kể giờ đây tuy chỉ còn chừng 50 cơ sở sơn mài, nhưng tất cả đều quay về cách làm thủ công truyền thống.Theo đó, để cho ra đời một sản phẩm sơn mài, trải qua nhiều công đoạn lắm công phu.

Đầu tiên là hình thành ýtưởng, sau đókhắc họa trên giấy, tiếp theo chọn khung vật liệu, từ khâu xửlývật liệu đến khi hoàn thành một tác phẩm sơn mài truyền thống là 25 công đoạn tỉmỉkhác nhau. Tùy theo nội dung tác phẩm, dụng ýcủa nghệnhân, hay sở thích của khách hàng mà sản phẩm được cẩn vỏốc, cẩn trứng, phủsơn ta...

Nếu chưa tính thời gian thai nghén, một sản phẩm sơn mài tầm trung ra đời cóthể lấy trọn 30 ngày công của người thợ. Dơn cử như một tác phẩm sơn mài dùng để làm lịch năm 2018, được cẩn ốc viền khung xung quanh. 4 góc là hình lá cách điệu uyển chuyển, tinh xảo, trên khắc 8 chữkiểu nằm ngang, dưới cóhình cán cân công lývừa phải, dưới nữa cũng 8 chữnhưng theo kiểu đối xứng mỗi bên 4 chữ, để lại khoảng trống để treo lịch ở chính giữa. Được biết, 35 ngày là thời gian từ lúc bắt tay vào làm đến khi hoàn thành tác phẩm này.

Cùng chung tay

Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay, chìa khóa để giúp các làng nghề tiếp tục tồn tại và phát triển chính là giải quyết được bài toán về kinh tế. Làm sao để các nghệ nhân thủ công sống được với nghề, với niềm đam mê mà họ đang theo đuổi. Khi đó, tự khắc mọi người sẽ tập trung làm nghề nghiêm túc và dốc sức.

Việc giải bài toán này cần phải được có sự hỗ trợ từ nhiều phía.Trong đó, tỉnh Bình Dương cần tạo cơ hội để sản phẩm sơn mài được đồng hành cùng ngoại giao đoàn đến với các nước trên thế giới. Đây là con đường quảng bá hình ảnh của Bình Dương, của làng nghề truyền thống hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp cần phải được ghi chép, nghiên cứu và in thành sách để làm tư liệu khoa học phục vụ cho việc gìn giữ và phát triển nghề sau này.

Ngoài ra, để sơn mài Tương Bình Hiệp trở thành một thương hiệu có sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đấu trường quốc tế, cần đào tạo đội ngũ quảng bá thương hiệu một cách chính thống. Song song đó, việc hình thành khu du lịch liên kết với nhau, từng nhà, từ hộ gia đình vẫn có thể làm du lịch trong sự chuyên nghiệp ở từng công đoạn của ngành nghề: Mộc, ốc, sơn, phòng trưng bày sản phẩm hoàn thành… trong tour khép kín nhanh chóng thực hiện. Đây là điểm thu hút để vừa phát triển du lịch, phát triển làng nghề một cách hiệu quả.

Một số hình ảnh làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Ảnh do Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương cung cấp:

Bạn đang đọc bài viết Sơn mài Tương Bình Hiệp đang… quay về truyền thống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới