Thứ bảy, 20/04/2024 13:04 (GMT+7)

Dứa ở Thanh Hóa vẫn khó tiêu thụ dù giá giảm

MTĐT -  Thứ hai, 11/06/2018 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện 1 kg dứa quả xấu có giá 1.100 đồng/kg, loại vừa 1.800 đồng/kg, quả to khoảng 2.200 - 2.800 đồng/kg.

Nhiều tuần qua, người nông dân Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi giá dứa xuống thấp.

Nguyên nhân chủ yếu do người dân tự ý mở rộng diện tích, chặt bỏ các loài cây khác để trồng dứa, trong khi đầu ra đang bấp bênh.

Giá dứa xuống thấp kỷ lực, giá bán không bù được chi phí sản xuất nên nhiều người chấp nhận để dứa hỏng ngoài ruộng. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN.

Hiện 1 kg dứa quả xấu có giá 1.100 đồng/kg, loại vừa 1.800 đồng/kg, quả to khoảng 2.200 - 2.800 đồng/kg. Giá dứa thấp, ít thương lái hỏi mua nên người dân đành chấp nhận để dứa chín ngoài đồng. Một số người vay vốn để đầu tư trồng dứa đang có nguy cơ vỡ nợ khi sản phẩm không bán được. 

Tại thị xã Bỉm Sơn, tổng diện tích dứa đang trồng trên địa bàn khoảng 472 ha; trong đó, có 300 ha được trồng trên đất nông trường của Công ty TNHH nông công nghiệp Hà Trung, số còn lại là do các hợp tác xã, người dân trồng. Hiện người trồng dứa đang gặp rất khó khăn trong việc tiêu thụ, các doanh nghiệp, tiểu thương trong nước cũng từ chối. 

Tại nông trường trồng dứa của Công ty TNHH nông công nghiệp Hà Trung, nhiều người dân được công ty giao đất đã trồng dứa với số lượng lớn nhưng không bán được. 

Bà Hoàng Thị Dậu, trú tại khu 11, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho biết, gia đình bà thuê 1 ha đất của nông trường Hà Trung để trồng dứa. Do giá dứa giảm, cộng thêm thiên tai nên dứa bà trồng nhiều quả đã hỏng, thối nên không ai mua. Mong muốn của bà Dậu lúc này là công ty xem xét trừ thuế đất để giúp đỡ các gia đình thiệt hại. Hiện 1 ha trồng dứa của bà còn 35 tấn chưa bán, thương lái chỉ trả 2.800 đồng/kg nên năm nay bà lỗ khoảng 100 triệu. 

Cũng nằm trong tình trạng không bán được dứa, bà Phạm Thị Thuyên, công nhân thuê đất trồng dứa của Công ty TNHH nông công nghiệp Hà Trung cho biết, nhà bà có trồng 1 ha dứa. Khi dứa đắt không thu hoạch được, khi trồng đến lúc thu hoạch thì giá dứa rẻ, vì thế gia đình bà thiệt hại khoảng 100 triệu. 

Ông Phạm Trung Trực, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH nông công nghiệp Hà Trung cho biết, tổng diện tích đất trồng dứa của công ty khoảng 645 ha, bao gồm thị xã Bỉm Sơn (300 ha) và xã Hà Long, huyện Hà Trung (khoảng 345 ha). Giá dứa thấp do bà con tự ý mở rộng diện tích trồng dứa nhằm kiếm thêm thu nhập, trong khi thời điểm thu hoạch dứa lại trùng với lúc thu hoạch các loài hoa quả khác nên lái buôn có nhiều lựa chọn, các nhà máy sản xuất, tiêu thụ dứa hạn chế, không đủ năng lực. 

Hiện người dân thuê đất của nông trường đang thu hoạch dứa vụ 1 từ 11/2017-7/2018 là 224.99 ha, dứa vụ 2 sẽ được thu hoạch từ tháng 9-10/2018 với tổng diện tích là 102.31 ha. 

Trước tình hình giá dứa xuống thấp như hiện nay, UBND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân trồng dứa. 

Theo Phó chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn ông Tống Thanh Bình, những ngày tới, thị xã sẽ huy động các tổ chức đoàn thể, thanh niên mở các điểm bán dưa lưu động để cùng chung tay mua và tiêu thụ dứa giúp bà con. Đồng thời, chỉ đạo công ty TNHH nông công nghiệp Hà Trung, các hợp tác xã nông nghiệp liên kết với bạn hàng truyền thống để tiêu thụ dứa. 

UBND thị xã Bỉm Sơn sẽ chỉ đạo UBND các xã, phường tích cực tuyên truyền cho bà con trồng dứa hàng năm theo nhu cầu thị trường, không chạy theo phong trào. Đồng thời, tạo kế hoạch đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để nhân dân toàn quốc tin tưởng thương hiệu dứa Bỉm Sơn. 

Ngoài Bỉm Sơn, tại các huyện miền núi như Thạch Thành, Yên Định, Ngọc Lặc cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ dứa. Điều này cho thấy, khi chưa có hợp đồng thu mua dứa thì giá dứa phụ thuộc vào lái buôn và nhu cầu của thị trường, dứa không bán được người dân là người chịu thiệt đầu tiên.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Dứa ở Thanh Hóa vẫn khó tiêu thụ dù giá giảm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ