Thứ bảy, 20/04/2024 03:35 (GMT+7)

Ô tô tải điện 350 triệu đồng gây náo loạn thị trường

MTĐT -  Thứ sáu, 09/02/2018 11:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây hãng xe điện Treeletrik của Malaysia đã cho ra mắt chiếc ô tô tải điện có tên gọi là T-MV7 chỉ với giá khoảng 350 triệu đồng, chiếc xe lập tức gây sốt thị trường.

Được biết, T-MV7 có kích thước chiều dài là 3.860 mm, chiều rộng là 1.660 mm và chiều cao là 1.960 mm, với thân composite tạo ra trọng lượng 558kg. Tải trọng của xe là 615kg.

Nguồn điện của xe đến từ động cơ điện phía sau cho ra công suất đỉnh đạt 24 kW (32 mã lực). Truyền động này cho phép T-MV7 có thể tăng tốc từ 0-30 km/h trong thời gian dưới 6 giây, song tốc độ tối đa của nó thay đổi tùy thuộc vào pin sạc xe.

Chiếc ô tô tải điện mới được trình làng - Ảnh: Paultan.

Pin dùng cho xe có thể là pin axit chì 8,64 kWh hoặc một đơn vị lithium-ion 14,4 kWh; cung cấp một phạm vi hoạt động trong 80km và tốc độ tối đa 55 km/h, và có tuổi thọ 45.000km. Nếu chọn gói lithium-ion và bạn sẽ có khoảng 180 km, tốc độ tối đa 80 km/h và 100.000km tuổi thọ.

T-MV7 được nạp qua ổ điện 220 đến 240 volt (50 Hz), và Treeletrik yêu cầu chi phí vận hành là 3 sen/km dựa trên mức thuế RM26.2 cho mỗi kWh tại Malaysia.

Xe có tốc độ tối đa 80 km/h - Paultan.

Bộ Kit bao gồm một tay lái polyurethane (kết nối với hệ thống dẫn điện), bảng điều khiển trên cao, hệ thống màn hình cảm ứng kết nối Bluetooth, camera lùi, 2 ghế ngồi, ổ cắm điện 12 volt. Mặc dù chiếc xe được nhìn thấy ở đây chỉ được trang bị với một lò sưởi, song hãng Treeletrik nói rằng chiếc xe cũng được trang bị một chiếc điều hòa không khí.

Xe tải điện T-MV7 được bán tại thị trường Malaysia với mức giá là 66.000 RM, tương đương khoảng 350 triệu đồng.

T-MV7 có 100.000km tuổi thọ.

Thế giới đang đứng trước cuộc chuyển đổi lớn - từ ôtô truyền thống qua xe điện. Doanh số của ô tô điện đã tăng vượt bậc 36% lên 750.000 chiếc vào năm 2016. Nhiều nước phát triển như Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp... đã đặt mục tiêu cấm xe hơi truyền thống vào năm 2040.

Tính đến cuối năm 2017, xe điện mới chỉ chiếm 1% thị trường ô tô toàn cầu, nhưng doanh số của nó đã tăng vượt bậc 36% lên 750.000 chiếc vào năm ngoái. Nhiều nước phát triển như Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp... đã đặt mục tiêu cấm xe hơi truyền thống vào năm 2040.

GM và Ford hứa hẹn sẽ ra mắt tổng cộng 30 mẫu xe điện tính tới 2030. Volvo cho biết sẽ chỉ sản xuất xe điện và hybrid từ năm 2019. Các dòng xe điện cũng liên tục được cải thiện về chất lượng và giá cả.

Mỹ có các chính sách khuyến khích người dùng mua ôtô điện như tín dụng thuế, đậu xe miễn phí và làn ưu tiên. Trung Quốc và Đan Mạch áp dụng chính sách trợ giá khi mua xe điện với các mức lần lượt là 23% và 49%.

Hiện Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ xe điện,  tương ứng với phạm vi hoạt động là 22,5 triệu km trong quý II năm 2017. Trong khi đó, châu Âu đạt mức 12,6 triệu km xe chạy điện hoạt động, Bắc Mỹ đạt 9,89 triệu km và Nhật Bản/Hàn Quốc chỉ đạt 2,07 triệu km.

Để bắt kịp xu thê này, nhiều hãng xe hơi nổi tiếng như BMW, Daimler, Ford, và Tập đoàn Volkswagen đã bắt tay nhau thành lập một liên doanh mang tên IONITY để phát triển một mạng lưới sạc điện công suất cao trên khắp châu Âu.

Mục tiêu của IONITY là tạo thuận tiện cho ô tô điện chạy được quãng đường xa hơn. Liên doanh này sẽ có trụ sở ở Munich (Đức) và có kế hoạch mở gần 400 trạm sạc điện trên khắp châu Âu vào năm 2020.

Dự kiến 20 trạm sạc sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm nay và sẽ nằm trên các con đường lớn ở Áo, Đức và Na Uy. Các trạm sạc sẽ nằm cách nhau khoảng 120 km và có công suất tới 350 kW/trạm.

Xe ô tô điện trở thành xu hướng mới - Ảnh: Internet.

Tại Việt Nam, sản xuất xe ô tô điện tại Việt Nam đến nay chỉ là giấc mơ. Mới đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam.

Các ông lớn như Vingroup, Mitsubishi, đại diện cho hãng xe Mercedes Benz VN tại Hà Nội mới đây đã lên kế hoạch đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam.

Tuy vậy, nhiều người cho rằng, việc sản xuất ô tô điện không dễ dàng. Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, ô tô điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật an toàn cao. Ngoài ra ô tô điện cần hệ thống hạ tầng trạm sạc điện vì ô tô điện hiện nay mỗi lần sạc chỉ chạy được 200-300 km. Nếu Việt Nam không có hệ thống trạm sạc thì khó khả thi cho xe điện phát triển rộng rãi.

Vì thế, ông Đồng cho rằng muốn phát triển công nghiệp ô tô điện, Chính phủ nên bắt đầu từ việc hỗ trợ doanh nghiệp hay miễn giảm thuế đề đầu tư hạ tầng cơ sở, trạm bảo dưỡng, sạc điện…

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ô tô tải điện 350 triệu đồng gây náo loạn thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...