Thứ sáu, 26/04/2024 06:53 (GMT+7)

Tăng thuế ôtô từ 1,5 tỷ đồng: Sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế

MTĐT -  Thứ tư, 18/04/2018 22:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không giải thích rõ ràng việc đánh thuế ô tô từ 1,5 tỷ đồng trở lên sẽ khiến dư luận suy diễn ra nhiều vấn đề và cho rằng, doanh nghiệp đang "lái" chính sách.

 Không chỉ đánh thuế nhà ở có giá trị trên 700 triệu đồng, Bộ Tài chính còn đang cân nhắc và lấy ý kiến việc áp thuế tài sản với máy bay, ôtô và du thuyền đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.

Cụ thể, các tài sản này nếu có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên (trừ loại sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách) có thể chịu mức thuế 0,3% hoặc 0,4%. Đối với tài sản mới, giá tính thuế là giá trị tại thời điểm tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Đối với các loại như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt, là việc bình thường. Còn loại thuế mà bộ Tài Chính đang hướng tới những dòng từ 1,5 tỷ đồng trở lên chẳng khác gì là đánh thuế nhà giàu. Đây là một thuế luỹ tiến, nhằm hạn chế chi tiêu của người dân”.

Xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng xe phải chịu thuế tài sản. 

“Dĩ nhiên, việc xe ô tô đang phải gánh rất nhiều loại thuế, bây giờ lại thu thêm thuế đối với dòng xe từ 1,5 tỷ đồng trở lên sẽ không ai muốn nộp thuế này.

Hiện nay, mỗi một chiếc xe đang phải gánh quá nhiều loại thuế rồi, bây giờ thêm loại thuế này nữa nó sẽ làm ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội”, TS. Doanh chia sẻ.

Nhận định về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng: “Nhà, đất, xe ô tô là những tài sản gắn liền với người dân mà lại đánh thuế đối với xe từ 1,5 tỷ đồng trở lên, thì việc người dân phản ứng là điều hiển nhiên.

Nếu bộ Tài Chính không giải thích rõ ràng về tính pháp lý sẽ tạo ra một phản ứng rất kịch liệt từ phía người dân”.

Xe ô tô đang phải chịu cảnh "thuế chồng thuế". 

“Bên cạnh đó, có một số mạng thông tin xã hội lại nói: “Có một tập đoàn ô tô sắp sản xuất ô tô dưới 1,5 tỷ đồng và xây dựng hơn 3.000 ngôi nhà dưới 700 triệu đồng nên việc tăng thuế là để kích cầu cho doanh nghiệp bán ô tô, bán nhà”.

Đây là thông tin của mạng xã hội, chưa khẳng định được đúng sai, nhưng không giải thích rõ ràng sẽ khiến dư luận suy diễn ra nhiều vấn đề cho rằng, các tập đoàn, doanh nghiệp đang lái chính sách”, ông Liên nói.

Ông Liên cho hay: “Việc thu thuế để tích thêm ngân sách Nhà nước phục vụ xã hội, nhưng đi đôi với nó là chúng ta phải tiết kiệm, tiết kiệm tài sản, tiết kiệm từ đầu tư công, hạn chế xe công, không xây trụ sở hào nhoáng, giảm bớt bộ máy cồng kềnh để tiết kiệm cho ngân sách”.

Theo ông Liên: “Hiện tại, xe ô tô đang phải gánh rất nhiều các loại thuế. Việc tăng thuế như thế này sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội cũng như ngành vận tải”.

“Đề xuất đánh thuế tài sản đối với ô tô là chưa thuyết phục do người tiêu dùng trong nước đang phải chi trả rất lớn hay nói cách khác là đã đóng quá nhiều tiền thuế cho việc mua xe.

Để vận hành được 1 chiếc xe, người tiêu dùng đã phải chịu quá nhiều chi phí khác, như thuế môi trường qua xăng dầu, phí cầu...”, ông Liên giãi bày.

Được biết, hiện tại, xe ô tô đang phải chịu 3 loại thuế bắt buộc. Cụ thể là: Thuế nhập khẩu linh kiện (10 -30%) hoặc xe nguyên chiếc (50 - 70%); thuế tiêu thụ đặc biệt (40 - 60% tùy dung tích xe); thuế giá trị gia tăng (VAT 10%). Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp 22% cũng được tính vào giá xe.

Khi xe ô tô được lưu thông trên đường sẽ tiếp tục phải "cõng" thêm nhiều loại phí lưu hành. Trước tiên là phí trước bạ. Ô tô du lịch chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Các loại ô tô khác phải chịu 2% lệ phí trước bạ khi muốn đăng ký.

Ngoài ra, xe ô tô còn phải chịu thêm khoản phí để được cấp biển số. Để được lưu thông trên đường, ô tô ở Việt Nam còn phải chịu phí kiểm định với mức 240.000 - 560.000 đồng một lần kiểm định. Bên cạnh đó là lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật có mức 50.000 - 100.000 đồng/lần.

Trong đó, còn có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT và phí bảo trì đường bộ. Đặt biệt, xe ô tô còn phải chịu một loạt phí khác: phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.

Vì vậy, người dân muốn sở hữu một chiếc ô tô là cả một vấn đề không hề đơn giản, ngoài việc mua xe với mức giá cao do chịu nhiều loại thuế thì trong quá trình sử dụng chúng ta còn phải gánh thêm rất nhiều loại phí khác.

Trong đó, chưa tính đến việc tăng thuế đối với xe từ 1,5 tỷ đồng trở sẽ làm cho thị trường xe ô tô giao động.

Bạn đang đọc bài viết Tăng thuế ôtô từ 1,5 tỷ đồng: Sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.Anh

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.