Thứ sáu, 29/03/2024 17:44 (GMT+7)

Thực hư “hiện tượng thời tiết Equinox gây hại sức khỏe”?

MTĐT -  Thứ ba, 25/04/2017 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên toàn thế giới, ai cũng đang bàn tán xôn xao về tình trạng nắng nóng triền miên được cho là do “hiện tượng thời tiết Equinox”. Cụm từ này đã được sử dụng trên nhiều các phương tiên truyền thông.

Những thông điệp cảnh báo rằng thời tiết nắng nóng do Equinox sẽ xuất hiện tại Nigeria và nhiều khu vực trên thế giới đã được tung lên mạng xã hội. Nhiều người đã nhận được những thông điệp này và cho lan truyền rộng rãi với hi vọng rằng những người khác có thể đề phòng những ảnh hưởng của nắng nóng.

Một thông điệp viết: “Xin hãy ở trong nhà mỗi ngày, đặc biệt là từ lúc 12 giờ trưa cho đến 3 giờ chiều. Hiện tượng Equinox có thể khiến bạn bị mất nước và say nắng”. Không chỉ có Nigeria, tại Kenya và cả Ấn Độ, những thông điệp như trên cũng được gửi đến rất nhiều người dân.

Nóng kỷ lục cũng chẳng liên quan gì đến Equinox 

Từ hôm qua (26/4) tại Việt Nam, trên mạng xã hội facebook cũng lan truyền thông tin: "Trong 3-5 ngày tới, các bạn hạn chế ra ngoài trời từ 12-15 giờ chiều, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả,kiểm tra huyết áp thường xuyên và ở trong nhà để tránh hậu quả do hiện tượng thời tiết Equinox gây ra nhé. Sự thay đổi mạnh của từ trường sẽ làm thay đổi huyết áp gây chóng mặt, buồn nôn. Hiện tượng thời tiết này sẽ xuất hiện chủ yếu tại khu vực Châu Á kéo dài đến hết ngày 28/4/2016".

Tuy nhiên, nội dung của những thông điệp trên đã bị thổi phồng một cách quá đáng. “Hiện tượng Equinox” thực chất ám chỉ thời khắc xuân phân và thu phân, khi đường xích đạo của Trái Đất nằm trùng với Mặt Trời. Hiện tượng này xảy ra hai lần trong một năm, vào các ngày 20/3 và 23/9, và thường nóng lên vào buổi trưa. Vào những ngày này, ngày và đêm có chiều dài gần bằng nhau.

Một quan chức trả lời báo City Express của Ấn Độ rằng những mẩu tin nhắn với nội dung nhiệt độ trong ngày có thể lên đến 40 độ C do "hiện tượng Equinox" là không đúng sự thật. Ông BS Thampi, phó giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Ấn Độ cho biết, mặc dù ảnh hưởng của hiện tượng xuân phân sẽ khiến nhiệt độ tăng lên, nắng nóng sẽ không lên cao như vậy.

S.R. Ramanan, giám đốc một viện nghiên cứu thời tiết Ấn Độ cũng gọi những thông điệp trên là “một sự hiểu lầm”, bởi xuân phân diễn ra vào tháng 3 mỗi năm và nguyên nhân chính của tình trạng nắng nóng là bởi trời có ít mây, khiến nắng nóng trở nên gay gắt hơn.

Chuyên gia thời tiết người Ấn Độ Pradeep John cho biết, “hiện tượng Equinox” thực chất là một hiện tượng thiên văn thông thường, nó không ảnh hưởng nhiều đến tình hình thời tiết. Ông này cũng nói thêm, chính làn gió tây khô nóng mới là nguyên nhân chính dẫn đến nắng nóng hiện nay.

Như vậy, cái gọi là “hiện tượng Equinox” không phải là mối lo ngại lớn đối với khí hậu toàn cầu. Dù vậy, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người dân vẫn cần có những bước chuẩn bị cần thiết.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The News Nigeria và New Indian Express. The News Nigeria một ấn phẩm của tập đoàn truyền thông Independent Communications Network Limited của Nigeria. New Indian Express là một tờ báo nhật san khổ rộng, ra đời vào năm 1932 và có tòa soạn đặt tại thành phố Chennai (Ấn Độ).

Bạn đang đọc bài viết Thực hư “hiện tượng thời tiết Equinox gây hại sức khỏe”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ