Thứ năm, 18/04/2024 19:33 (GMT+7)

Trái đất nóng lên tương đương bom nguyên tử

MTĐT -  Thứ hai, 14/01/2019 15:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Toàn bộ sự ấm lên của các đại dương trong 150 năm qua gấp khoảng 1.000 lần so với lượng năng lượng được dân số toàn cầu sử dụng hằng năm.

Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ mới đưa ra công bố, các đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt năng từ sự ấm lên toàn cầu.

Theo đó, lượng nhiệt mà các đại dương hấp thụ mỗi giây tương đương với lượng nhiệt phát ra từ một quả bom nguyên tử.

Lượng nhiệt khổng lồ mà các đại dương hấp thụ được tích trữ ở các tầng nước sâu, là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao (làm tan băng ở Nam cực và Bắc cực) và các cơn bão trở nên dữ dội hơn.

Dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Laure Zanna của ĐH Oxford cho biết toàn bộ sự ấm lên của các đại dương trong 150 năm qua gấp khoảng 1.000 lần so với lượng năng lượng được dân số toàn cầu sử dụng hằng năm.

Năm 2018 vừa qua là năm nóng thứ 4 trong lịch sử qua đó kéo dài chuỗi năm nắng nóng kỷ lục liên tiếp do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng. Đây là cảnh báo của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) đưa ra ngày 7/1.

Năm 2018 là 1 trong những năm nóng nhất. Ảnh minh họa: Internet. 

Trong báo cáo đánh giá đầu tiên về nhiệt độ toàn cầu dựa trên dữ liệu của cả năm, Copernicus cho biết trong năm qua, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất là 14,7 độ C, thấp hơn 0,2 độ C so với năm 2016 vốn là năm nóng nhất trong lịch sử. Nền nhiệt trong năm 2018 cũng thấp hơn đôi chút so với các năm 2017 và 2015.

Giám đốc Copernicus, Jean-Noel Thépaut, nêu rõ các hiện tượng khí hậu cực đoan như mùa Hè khô và nóng tại phần lớn các nước châu Âu hay nhiệt độ gia tăng ở các khu vực Bắc Cực là các dấu hiệu cảnh báo đối với thế giới.

Nhiệt độ Trái đất sẽ còn tăng cao

Trước đó, cuối tháng 11/2018, trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết 20 năm nóng nhất trong lịch sử đều là trong 22 năm qua và "năm 2018 đang trên đường trở thành năm nóng thứ 4 trong lịch sử".

Phát biểu với báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết xu hướng nóng lên là hiển nhiên và đang tiếp diễn, đồng thời nhấn mạnh thế hệ hiện nay là thế hệ đầu tiên hiểu rõ về tình trạng biến đổi khí hậu và là thế hệ cuối cùng có thể làm gì đó để thay đổi.

Với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - "thủ phạm" chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu - đang ở mức cao kỷ lục, thế giới sẽ chứng kiến mức tăng nhiệt độ từ 3-5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Ông Taalas cảnh báo nếu thế giới khai thác tất cả nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện có, mức tăng nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ còn cao hơn.

Quá trình công nghiệp hóa mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn nhưng kéo theo đó nó cũng tác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất - đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu.

Trong giai đoạn 1880 – 2013, chỉ trong vòng 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất hiện 9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục - theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Số liệu của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52oC, cao hơn 0,62oC so với mức nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8oC so với năm 1880.

Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy khí gây hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất.

Xuất hiện ngày càng nhiều các thảm họa thiên nhiên

Trái đất nóng lên đã xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết, thảm họa thiên nhiên với cường độ mạnh như siêu bão, lũ lụt lớn,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của những người nghèo.

Nhiệt độ Trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Lưu lượng nước chỉ là hữu hạn nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển.

Nạn hạn hán hoành hành ở nhiều nơi và ngày càng tồi tệ hơn. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước.

Không chỉ hạn hán, Trái đất nóng lên còn kéo theo các hiện tượng thời tiết dị thường như siêu bão, bão tuyết, lũ lụt, thiên tai…

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Trái đất nóng lên tương đương bom nguyên tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.