Thứ năm, 28/03/2024 20:35 (GMT+7)

Ứng phó biến đổi khí hậu - Nhiệm vụ không thể trì hoãn

MTĐT -  Thứ sáu, 17/11/2017 09:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các con số biết nói và những hình ảnh tàn khốc về hậu quả của thiên tai cho thấy không thể trí hoãn mà cần phải hành động ngay lập tức.

Hội nghị LHQ về biến đối khí hậu lần thứ 23 được tổ chức tại thành phố Bonn của Đức và sẽ kết thúc vào hôm nay (17/11). Đây là Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu lớn nhất từ trước đến nay. Đại diện cấp cao của gần 200 quốc gia cùng hàng ngàn chuyên gia, nhà hoạt động môi trường đã có gần 1 tuần đàm phán… nhằm cụ thể hóa các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu - một thách thức mà họ cho là nghiêm trọng bậc nhất hiện nay.

Các con số biết nói và những hình ảnh tàn khốc về hậu quả của thiên tai cho thấy cần phải hành động ngay lập tức, bởi càng ngày, hậu quả của biến đổi khí hậu càng khắc nghiệt hơn.

Hồi chuông cảnh báo từ thời tiết cực đoan

Bão nối tiếp bão, mưa lũ bất thường, nắng nóng, cháy rừng và ô nhiễm xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, 106 người đã thiệt mạng, 25 người mất tích sau khi cơn bão số 12 đi qua miền Trung. Mặc dù đã được dự báo, cảnh báo từ rất sớm nhưng hậu quả của cơn bão số 12 được đã quá mức tưởng tượng về mức độ tàn phá cũng như những nguy cơ do bão gây ra.

Tại Khánh Hòa, từ khi bão vào đất liền đến lúc bão đi qua, chỉ vài giờ ngắn ngủi nhưng đã lấy đi của người dân những sản nghiệp tích lũy cả cuộc đời. Bà con đang làm ăn khấm khá, chỉ sau một đêm sạt nghiệp.

106 người đã thiệt mạng, 25 người mất tích sau khi cơn bão số 12 đi qua miền Trung.

 Khu vực Caribe và vịnh Mehice ở Nam Mỹ cũng gánh chịu hậu quả khủng khiếp. Liên tiếp những trận siêu bão với sức tàn phá lớn đổ bộ khu vực. Chỉ tính riêng Harvey, Irma - hai cơn bão cấp 5, cấp bão mạnh nhất tại đây, đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người và gây thiệt hại hơn 200 tỷ USD.

Trong khi đó, môi trường đang ngày càng ô nhiễm do các hoạt động xả thải của con người. Những ngày gần đây, các hững con phố ở New Delhi của Ấn Độ đang ngập trong những màn khói bụi xám đặc. Chỉ số chất lượng không khí đo được ở New Delhi ghi nhận nồng độ bụi mịn PM 2.5 - một chất gây ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe con người - đã đạt mức 703, cao hơn gấp đôi ngưỡng 300 mà các chuyên gia xếp vào mức nguy hiểm.

Ô nhiễm sẽ giết chết con người từ từ. Bất kể là mức độ ô nhiễm là bao nhiêu mà chúng ta phải hít vào trong vòng 10 - 15 ngày cũng đều làm chúng ta tổn thọ. Tác động của ô nhiễm đến sức khỏe con người là rất lâu dài, đến hàng chục năm sau đó.

Theo các bác sĩ, việc hít thở trong bầu không khí ở New Delhi như hiện nay có thể tương đương với việc người dân đang hút 50 điếu thuốc lá mỗi ngày và hậu quả sẽ rất khôn lường với lá phổi của họ.

Khói sương mù độc hại bao trùm New Delhi (Ảnh: Reuters)

 Trái Đất đang bị ô nhiễm, bị tàn phá bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chúng ta đang tiến gần "điểm giới hạn" nguy hiểm nếu không hành động.

Một lần nữa, rất nhiều kỳ vọng được đặt vào Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu COP23 ở Bonn Đức trong những ngày này. Hội nghị diễn ra khi các nước đang đối mặt với báo cáo u ám về tốc độ ấm lên của Trái đất gia tăng, khiến các cơn bão, lũ lụt và những tác động do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng mang tính hủy diệt hơn. Các lãnh đạo thế giới đã cùng nhấn mạnh mối hiểm họa từ biến đổi khí hậu và kêu gọi các nước hành động.

Theo VTV

Bạn đang đọc bài viết Ứng phó biến đổi khí hậu - Nhiệm vụ không thể trì hoãn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.