Thứ tư, 24/04/2024 05:29 (GMT+7)

Cấp phép và giao 600ha biển cho Công ty Hóa dầu Long Sơn nhận chìm

Phan Ngân -  Thứ năm, 07/03/2019 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Bộ TN&MT đã chấp thuận và giao khu vực biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn nhận chìm vật chất ở 600ha khu vực biển. Trước khi tiến hành, công ty phải đáp ứng những quy định của pháp luật.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Trần Quý Kiên đã cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn tại văn bản số 465/GP-BTNMT. Theo đó, công ty được phép nhận chìm tại Khu A ngoài khơi Vũng Tàu (biển Bà Rịa – Vũng Tàu) 14,3 triệu m3 bùn, đất sét, cát mịn (hàm lượng kim loại nặng trong vật liệu nạo vét nhỏ hơn giới hạn cho phép). Đây là số bùn phát sinh trong quá trình nạo vét làm cảng chuyên dùng cho dự án hóa dầu Long Sơn có tổng mức đầu tư hơn 5 tỉ USD. Thời gian nhận chìm kéo dài hai năm, từ 1/4/2019 đến 31/3/2021.

Khu A ngoài khơi Vũng Tàu cách mũi Nghing Phong 10km.

Đặc biệt,"Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn chỉ được phép tiến hành nhận chìm chất nạo vét ở biển sau khi đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Giấy phép”.

Theo Giấy phép nhận chìm, Bộ yêu cầu đơn vị thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển, chương trình quản lý, giám sát môi trường, giám sát hành trình, vị trí, khối lượng chất nhận chìm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường biển, hệ sinh thái, nuôi trồng thủy sản khu vực ạo vét, nhận chìm.

Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển, các chương trình quản lý, giám sát môi trường, giám sát hành trình, vị trí, khối lượng chất nhận chìm thực hiện các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phê duyệt tại quyết định 2039/QĐ-BTNMT năm 2014 của Bộ TN&MT...

Ngoài ra công ty phải thực hiện theo dõi, quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình thực hiện nhận chìm ở biển; giám sát vị trí, hành trình, khối lượng chất nhận chìm theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước các biển; phân tích định kỳ thành phần chất trong quá trình nạo vét, nhận chìm để đảm bảo chất nhận chìm đúng quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

Tọa độ khu vực nhận chìm.

Ngay sau đó, tại Quyết định ­­446/QĐ-BTNMT về việc giao khu vực biển, Bộ đã giao 600ha khu vực biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn sử dụng với số tiền sử dụng khu vực biển là 135 tỷ đồng.

Cùng với đó, yêu cầu trước khi sử dụng khu vực biển, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa; báo cáo, cung cấp thông tin và tình hình thực địa cho Bộ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường trong thời gian sử dụng, trường hợp việc nhận chìm không đảm bảo an toàn, một trong các thông số giám sát môi trường vượt giới hạn cho phép thì phải dừng lại.

Dự án hóa dầu Long Sơn do Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 5 tỉ USD. Dự án này có quy mô gần 400ha đất, gần 70ha đất có mặt nước và khoảng 194ha mặt nước để làm cảng.  Theo tìm hiểu, cảng của dự án hóa dầu Long Sơn đã được bổ sung vào quy hoạch với bốn bến cảng dài gần 1km, công suất 5,3 triệu tấn/năm.  Đến 2030, cảng này sẽ mở rộng thành sáu bến, dài 1,310 km.

Bạn đang đọc bài viết Cấp phép và giao 600ha biển cho Công ty Hóa dầu Long Sơn nhận chìm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới