Thứ sáu, 29/03/2024 16:55 (GMT+7)

Hưng Yên: Đáng báo động ô nhiễm do làng nghề tái chế nhựa

Phạm Giang -  Thứ hai, 02/07/2018 07:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng chục năm qua người dân thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) luôn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm.

Đại công trường rác

Theo phản ánh của một số hộ dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tình trạng ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông ở làng Khoai, thôn Minh Khai đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

Bức vào làng khoai vào buổi chiều oi bức, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có một trải nghiệm kinh hoàng trước cảnh tượng ô nhiễm nơi đây.

Theo quan sát của PV, dọc hai bên đường làng là những đống phế liệu, phế thải chất cao như núi nằm ngổn ngang. Hàng loạt xe công-ten-nơ, xe tải vào, ra nườm nượp, gây ách tắc giao thông vào khoảng thời gian buổi chiều 4h đến 5h, cùng với đó là mùi khí khét lẹt bốc ra từ những xưởng tái chế nhựa trong làng nghề, khiến môi trường sống nơi đây trở nên ngột ngạt, tù túng hơn.

Những ống khói đen nghịt bốc ra từ các lò tái chế nhựa.

Làng Khoai được ví như một đại công trường nằm lộ thiên trên đường, cả thôn Minh Khai hơn 1000 hộ dân, nhưng hơn 700 hộ dân nơi đây làm nghề sản xuất, tái chế nhựa.

Mỗi ngày, nơi đây sản xuất với khối lượng khoảng 600 – 650 tấn phế liệu. Hàng trăm lò sản xuất tái chế nhựa vẫn hoạt động, khói từ xưởng tái chế không ngừng nghỉ suốt cả ngày lẫn đêm. Trong xưởng, nhựa bị đun chảy mùi khét lẹt. Ngoài xưởng, rác ùn ùn ứ khắp nơi, tràn cả đường đi.

Điều đáng nói là mặc dù cả làng tái chế rác nhưng đến thời điểm này, làng Khoai vẫn chưa có bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào. Nước rửa các đồ tái chế không được xử lý mà thải trực tiếp ra kênh mương, ao, ruộng của người dân. Cùng với đó lượng rác thải rắn dư thừa được người dân tập kết tại bãi đất trống và tiến hành đốt hủy bỏ làm ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng.

Một đứa trẻ đang chơi trong đống rác.

Khó có thể tin rằng, hơn chục năm qua người dân làng Khoai nói riêng và hơn chục nghìn nhân khẩu ở xã Thị trấn Như Quỳnh nói chung vẫn phải sống chung với môi trường ô nhiễm trầm trọng như vậy.

Ông Lê văn Định (một người dân làm nghề tái chế nhựa ở làng Khoai) cho biết: “vẫn biết môi trường đang bị ảnh hưởng, biết là độc hại, nhưng nhờ vào nghề mà cuộc sống nơi đây mới khấm khá lên, giờ mà bỏ nghề thì cũng không biết làm gì”.

Cũng như ông Định, hàng trăm hộ dân nơi đây chính nhờ vào nghề tái chế nhựa mà nơi đây đang ngày càng khấm khá, nhà cao cửa rộng và có của ăn của để.

Một tháng gia đình chúng tôi nhập khoảng 60-80 tấn cho về xưởng, mỗi ngày cho ra 1,5 tấn đến 1,8 tấn hạt nhựa, trừ chi phí  ban đầu ra thì khoảng 30-40 triệu mỗi tháng”.

Nhưng kèm theo sự phát triển kinh tế đó lại là hệ lụy môi trường mà người dân nơi đây đang tự mình phải gánh chịu. Phải chăng người dân nơi đây đang sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống lẫn môi trường để mang về kinh tế? 

Cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại thôn Minh Khai, tỉnh Hưng Yên đã có dự án quy hoạch Cụm công nghiệp làng nghề, định hướng đến năm 2020.

Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai giai đoạn 1 với diện tích 11 ha, có khoảng 145 hộ di chuyển ra Cụm công nghiệp làng nghề. Đến năm 2013, huyện Văn Lâm tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án trên diện tích 18 ha, dự kiến đưa 290 hộ sản xuất trong làng ra cụm công nghiệp làng nghề.

Tuy nhiên, cho đến nay giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa hoàn thành nên việc quản lý các hộ sản xuất kinh doanh đang nhiều khó khăn. Cụm công nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng được 145 hộ, mặc khác sản xuất của các hộ dân còn manh mún, thường chung với sinh hoạt tại gia đình và hầu hết các hộ dân đều không có đủ kinh phí để di dời vào cụm làng nghề.

Cụm công nghiệp ở đây không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, ở đây có hơn 700 hộ làm nghề tái chế, chưa kể những người làm thuê. Như nhà tôi chỉ được 1 cháu ra ngoài Cụm công nghiệp làm thôi, còn tôi vẫn  sản xuất ở nhà”, ông Hùng (một người dân làm nghề tái chế nhựa ở Làng Khoai) nói

Rác thải tái chế được vứt hẳn xuống sông.

Để làng nghề Minh Khai có điều kiện phát triển ổn định, bền vững, tỉnh Hưng Yên cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai giai đoạn 2; tiếp tục quy hoạch và triển khai thi công giai đoạn 3, nhằm di chuyển toàn bộ các hộ làm nghề tái chế nhựa ra cụm công nghiệp làng nghề.

Hỗ trợ, đầu tư lò đốt chất thải rắn tại thôn Minh Khai để xử lý chất thải rắn tồn đọng. Đồng thời, UBND thị trấn Như Quỳnh cần sát xao hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, BVMT cho nhân dân nơi đây.

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Đáng báo động ô nhiễm do làng nghề tái chế nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.