Thứ năm, 25/04/2024 21:42 (GMT+7)

Chỉ 1/3 số chất thải rắn được xử lý đảm bảo môi trường

MTĐT -  Thứ tư, 18/06/2014 15:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(tinnhanhmoitruong.vn)- Chỉ có 1/3 số chất thải rắn được đốt bằng lò đốt hiện đại và có thể đảm bảo an toàn môi trường…; số còn lại được tiêu huỷ bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện, hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung.

Chất thải y tế là mối lo lớn trong công tác kiểm soát ô nhiễm, đến mức thế giới xếp các cơ sở y tế là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, giải quyết vấn đề này đặc biệt khó khăn, bởi cơ sở khám chữa bệnh không sinh lời, tồn tại nhờ nguồn tài chính Nhà nước hoặc từ nguồn thu bệnh nhân.

Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm; dự kiến đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là 800 tấn/ngày.

Với khối lượng chất thải y tế lớn như vậy, nếu không được xử lý một cách triệt để chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ với môi trường và cuộc sống hàng ngày.

Thực tế, gần như 100% bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn, nhưng khó có thể đảm bảo thực hiện tốt hoàn toàn do điều kiện nhân lực của từng bệnh viện rất khác nhau.

Việc phân loại rác thải rắn y tế còn chưa đúng quy định, còn lẫn vào chất thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.

Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ không bảo đảm vệ sinh, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập.

Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế, trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm. Trong đó, có khoảng 60 - 70 tấn là rác thải độc hại, phải xử lý.

Tuy nhiên, chỉ có 1/3 số chất thải rắn được đốt bằng lò đốt hiện đại và có thể đảm bảo an toàn môi trường…; số còn lại được tiêu huỷ bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện,  hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung.

Điều đáng lo ngại là những cách thức tiêu huỷ này đều chưa đảm bảo vệ sinh an toàn đối với môi trường xung quanh nơi có đông dân cư sinh sống.

Khảo sát của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường cho thấy, cả nước mới chỉ có gần 200 lò đốt chuyên dụng. Trong đó, có 2 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TP.HCM, còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Tuy nhiên gần 200 chiếc lò đốt này hiện phải xử lý rác thải y tế cho 435 bệnh viện, chiếm khoảng 40% số bệnh viện.

Hơn nữa, các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trở lên và một số bệnh viện tuyến huyện thuộc các thị xã, thành phố.

Còn lại có tới 33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công.

Đối với chất thải lỏng y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người thăm nuôi, thì có tới 62,3% số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải của nhiều bệnh viện còn bị xuống cấp, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường.

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường
Bạn đang đọc bài viết Chỉ 1/3 số chất thải rắn được xử lý đảm bảo môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.