Thứ sáu, 19/04/2024 20:47 (GMT+7)

Thừ Thiên Huế: Ô nhiễm môi trường từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

MTĐT -  Thứ tư, 14/05/2014 14:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phòng, trừ sâu bệnh gây hại lúa và hoa màu, người dân có thói quen vứt vỏ bao bì tràn lan, bừa bãi trên bờ ruộng, thậm chí dưới kênh mương gây ô nhiễm môi trường.

Huyện Quảng Điền là địa phương có diện tích trồng các loại hoa màu và lúa nhiều nhất trong tỉnh. Đặc thù của các loại cây trồng này mỗi vụ sử dụng rất nhiều thuốc BVTV. Trung bình một vụ lúa, người nông dân phải phun thuốc từ 5 – 7 lần, đó là chưa kể khi thời tiết bất thường thì con số này lên tới 10 lần. Số lần phun thuốc tỷ lệ thuận với số lượng bao bì, chai lọ xả thải ra môi trường. Trong khi đó, tại các địa phương vẫn chưa có điểm tập kết các loại chất thải nguy hại này gây nên áp lực rất lớn đối với môi trường.

Có mặt trên cánh đồng lúa xã Quảng Thọ. Chúng tôi gặp ông Hiệp đang phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông cho lúa. Theo quan sát của chúng tôi, sau khi cho thuốc vào bình, ông tiện tay vứt vỏ thuốc xuống đường kênh mương nội đồng. Khi chúng tôi hỏi, có biết việc làm vừa rồi gây ô nhiễm môi trường không, thì ông cười gượng: “Ừ biết thì biết nhưng phun thuốc xong biết vứt nó chỗ nào bây giờ. Thà có chỗ bỏ bao bì thuốc tập trung chúng tôi còn biết đường mà bỏ, chứ thế này dù có ý thức cũng chịu thôi cô à”.
Tình trạng trên không chỉ xảy ra ở xã Quảng Thọ mà xuất hiện ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh. Chỉ cần dạo một vòng quanh các bờ ruộng hay các tuyến kênh mương nội đồng dễ dàng thấy hình ảnh những vỏ bao bì, chai lọ được người dân vứt ngổn ngang.
Vào các vụ mùa hàng năm, nông dân toàn tỉnh đưa vào gieo trồng 93.000 ha; trong đó diện tích lúa trên 54.000 ha, ngô 1.600 ha, diện tích cây có củ lấy bột 12.400 ha, diện tích cây công nghiệp dài ngày 10.300 ha, diện tích cây thực phẩm ước 6.500 ha... Như thông lệ cứ đến vụ mùa, bà con lại sử dụng một lượng thuốc BVTV khá lớn để phòng ngừa sâu bệnh. Chỉ tính riêng lượng phân bón hóa học thì 1ha cây trồng sử dụng từ 80kg đến 90kg, riêng cây lúa là từ 150 kg đến 180 kg/ha, làm phát sinh biết bao bao bì, túi đựng.
Giai đoạn lúa mùa đang làm đòng, trổ bông thường xuyên xuất hiện các loại dịch bệnh như đạo ôn cổ bông, lem lép hạt hay khi khi thời tiết thay đổi các dịch bệnh trên lúa xuất hiện nhiều thì số lượng thuốc người nông dân sử dụng phòng trừ sâu bệnh, dịch hại càng nhiều hơn. Sau mỗi đợt phun thuốc bảo vệ thực vật lại có thêm nhiều vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng. Tuy nhiên, việc xử lý vỏ bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm xử lý. Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc BVTV tồn đọng.
Bài, ảnh: Hoàng Sơn (TTH)
Bạn đang đọc bài viết Thừ Thiên Huế: Ô nhiễm môi trường từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Đà Nẵng: Xuất hiện mùi hôi thối trong khu công nghiệp Hoà Khánh
BQL Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng đã đề nghị Công ty TNHH Bamboo Việt - Đà Nẵng làm việc với người dân tại khu dân cư Hoà Hiệp 4, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu về việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...