Thứ sáu, 19/04/2024 23:13 (GMT+7)

Bệnh viện ĐK Phúc Thịnh: Có thờ ơ trong việc xử lý rác thải y tế?

Khánh An -  Thứ bảy, 16/12/2017 09:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rác thải y tế không được phân loại, trộn lẫn với nhau, chất đống dưới nền đất. tại nơi lưu giữ rác thải y tế và lò đốt rác của bệnh viện, bơm kim tiêm, kim truyền sắc nhọn nằm rãi rác khắp nơi.

Đây là những gì PV ghi nhận được tại khu vực lưu giữa và tiêu hủy rác thải y tế của Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh (bệnh viện tư nhân do Công ty TNHH Phương Linh làm chủ đầu tư ở Thanh Hóa-PV). Rác sinh hoạt, rác tái chế, rác y tế nguy hại được bỏ tràn lan. Những túi ni lông xanh, vàng nằm ngổn ngang chồng chéo lên nhau dưới nền đất, không thùng chứa, không cửa khóa.

Rác thải y tế nguy hại, rác sinh hoạt, rác tái chế được chất đống, nằm chồng chéo lên nhau

Tìm hiểu được biết, theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quản lý chất thải y tế đã quy định rõ về vấn đề phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải y tế. Liệu rằng ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh có hiểu rõ điều này hay không?  

Tại nơi lưu giữ và xử lý chất thải y tế bằng lò đốt của bệnh viện, những bơm kim tiêm, kim truyền sắc nhọn nằm rải rác trên khắp nền bê tông. Công nghệ xử lý chất thải y tế bằng phương pháp đốt tại Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh vô cùng lạc hậu, lò đốt rác cũ kỹ, hoen rỉ. Những chất thải y tế sau khi đốt xong vẫn còn nguyên những lọ thuốc thủy tinh được nhân viên bệnh viện kéo ra đổ ngay bên cạnh lò, không che chắn, không thùng đựng.

Chất thải y tế sau khi đốt xong vẫn còn nguyên lọ thủy tinh được kéo ra đổ ngay cạnh chân lò đốt

Nơi lưu giữ rác thải y tế của bệnh viện chỉ được xây 1 cách tạm bợ, bao xung quanh có 2 ô với chiều cao không đến một mét, bên trên có một mái che bằng tôn.

Điều đáng nói là khu lưu giữ rác thải y tế nguy hại này cửa không có, thùng chứa rác không có, nhân viên thu gom rác thải của bệnh viện chỉ mang ra rồi chất đống tại đấy. Rác y tế màu vàng, rác sinh hoạt màu xanh, những lọ thuốc thủy tinh tiêm truyền cho bệnh nhân xong được mang ra quẳng vô tội vạ vào 2 ô vuông chứa rác đấy.

Mặc kệ nó lăn lóc ra ngoài, mặc kệ côn trùng, động vật chui vào rồi những mầm mống dịch bệnh trong đống rác thải y tế đấy, được chúng reo rắc khắp nơi. Và bệnh viện, nơi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lại chính là nơi đi lây lan dịch bệnh đến cho người khác.

Rác y tế màu vàng, rác sinh hoạt màu xanh, những lọ thuốc thủy tinh tiêm truyền cho bệnh nhân xong được mang ra quẳng vô tội vạ vào 2 ô vuông chứa rác

Liên quan đến tình trạng trên PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Đỗ Công Toàn – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh.

Tại buổi làm việc ông Toàn cho biết: “Về vấn đề rác thải y tế tại bệnh viện, ban lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo rất nghiêm khắc, thế nhưng có một số nhân viên bệnh viện đôi khi làm ẩu nên gây ra tình trạng như PV đã thấy.

Và hiện nay do bệnh viện đang xây dựng thêm các công trình, mở rộng phòng ban khám chữa bệnh nho người dân, mà chỗ lưu giữ tập kết rác thải nó lại ở đằng sau công trình này nên nó khuất, rồi nhân viên làm ẩu, chểnh mảng.

Bệnh viện kiểm tra, chỉ đạo đến nơi đến chốn, nhưng đôi khi trong quá trình nó vẫn còn sơ xuất chúng tôi sẽ tiếp thu và chấn chỉnh lại ngay".

“Còn về việc xử lý rác thải bằng lò đốt rác thì đa số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều sử dụng công nghệ này, bệnh viện đã xây được hơn 10 năm, chúng tôi cũng biết là nó lạc hậu, cũ kỹ rồi nên đang đề nghị với chủ đầu tư sẽ xây dựng và xử lý rác thải y tế bằng phương pháp tốt hơn”. – Ông Toàn cho biết thêm.

Lò đốt rác tại Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh

Như vậy, cứ cho rằng hiện nay công nghệ xử lý rác thải y tế trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lạc hậu như  lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh nói. Thì công việc phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác thải y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế không phải là việc khó khăn, thế nhưng bệnh viện vẫn chưa thực hiện đúng.

Bệnh viện là nơi để chăm sóc sức khỏe người bệnh nhưng vô tình nó thành nơi phát sinh ra mầm mống dịch bệnh. Vậy vấn đề này là do nhân viên làm ẩu, chểnh mảng hay là do phía lãnh đạo, các cơ quan chức năng không sát sao, kiểm tra thường xuyên nên mới có tình trạng như phản ánh (!?)

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quản lý chất thải y tế đã quy định

Điều 6. Phân loại chất thải y tế

1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:

a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại đểquản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;

b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;

c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.

2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:

a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phi bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế;

b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dn cách phân loại và thu gom chất thải.

3. Phân loại chất thải y tế:

a) Chất thải lây nhiễm sc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

d) Chất thải giải phu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

e) Cht thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;

g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

Điều 7. Thu gom chất thải y tế

1. Thu gom chất thải lây nhiễm:

a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;

c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;

e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiu là 01 (một) lần/tháng.

2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:

a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị v, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.

3. Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.

Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế

1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở y tế không thuộc đi tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;

b) Có biu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;

d) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chng được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.

3. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

4. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.

5. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thườngkhông phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.

6. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:

a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín...

Bạn đang đọc bài viết Bệnh viện ĐK Phúc Thịnh: Có thờ ơ trong việc xử lý rác thải y tế?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...