Thứ sáu, 19/04/2024 19:45 (GMT+7)

Thực trạng chất thải y tế và sự nguy hại

MTĐT -  Thứ năm, 28/12/2017 15:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay chất thải y tế là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và xã hội. Vì vậy việc quản lý chất thải y tế để xử lý, tiêu hủy chất thải phải bảo đảm các yêu cầu cần thiết.

Nhằm giảm thiểu những tác động của nó đối với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh, an toàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.

Thực trạng về rác thải y tế

Mới đây, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, theo thống kê từ các báo cáo quan trắc, chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 23% so với tổng lượng chất thải y tế phát sinh.

Rác thải y tế nguy hại.

Hiện có 192 bệnh viện có lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế và đều đã thực hiện quan trắc khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Trong đó, tuyến Trung ương có 1 bệnh viện, tuyến tỉnh có 52 bệnh viện và tuyến huyện có 135 bệnh viện. Riêng khối tư nhân có 4 bệnh viện.

Tổng lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý theo yêu cầu trong kỳ báo cáo đạt tỷ lệ 99%; trong đó các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tư nhân đã xử lý 100% lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hầu hết các lò đốt đang sử dụng đã xuống cấp, thiếu linh kiện thay thế, không được bảo dưỡng định kỳ nên việc xử lý chất thải bằng lò đốt tiềm tàng nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, một số BV có các thông số không đạt tiêu chuẩn về SO2, CO, NOx, bụi tổng, Pb…

Lò đốt rác cũ kĩ, xuống cấp, lạc hậu.

Việc xử lý rác thải y tế còn quá nhiều bất cập bởi nguy cơ lây lan mầm bệnh nếu không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng và nếu chôn lấp có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

Hơn nữa, việc xử lý rác thải nguy hại bằng lò thiêu ngoài trời, thủ công đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm cũng như thải ra rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân như: Furan, và kim loại nặng như chì, cadimi… gây mưa axit, gây hiệu ứng nhà kính, làm ô nhiễm môi trường đất cũng như nước ngầm do tro lò đốt có chứa kim loại nặng độc hại. 

Ảnh hưởng của rác thải y tế đối với con người và môi trường

Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

Như vậy, những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...).

Bơm kim tiêm sắc nhọn là loại chất thải y tế nguy hại nhất bởi gây ra tổn thương kép.

Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).

 Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông  qua đường tiêu hóa.

Đặc biệt, nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống...

 Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải.

Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.

Rác thải y tế được đốt chưa đúng quy định, vẫn còn nguyên những lọ thuốc thủy tinh được đổ ra môi trường.

Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý chất thải y tế.

 Để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, chúng ta phải thực hiện rất nhiều các biện pháp đồng bộ, trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa đấu tranh. Đây là trách nhiệm không chỉ riêng của ngành y tế mà lực lượng cảnh sát môi trường, các lực lượng khác như tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền các cấp có trách nhiệm cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự giám sát của xã hội.

Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử lý tiêu hủy chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định.

Khánh An

Bạn đang đọc bài viết Thực trạng chất thải y tế và sự nguy hại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...