Thứ sáu, 29/03/2024 15:38 (GMT+7)

Cảnh báo nguy cơ độc chất môi trường gây bệnh ung thư

MTĐT -  Thứ năm, 02/11/2017 05:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một báo động không kém phần nguy cấp, đó là, Độc chất Môi trường gây bệnh ung thư cho con người, gia súc, gia cầm.

Một báo động không kém phần nguy cấp, đó là, Độc chất Môi trường gây bệnh ung thư cho con người, gia súc, gia cầm.

Lâu nay người ta mới quan tâm đến bệnh lý (về mặt y tế) mà thôi, chứ chưa mấy ai nghĩ rằng Bệnh ung thư do nguyên nhân chính là độc chất môi trường (environmental toxicology) qua dây chuyền thực phẩm, qua môi trường đất, nước vào thức ăn, nước uống và không khí để thở, nơi làm việc, nơi để sống.

Cảnh báo nguy cơ độc chất môitrường gây bệnh ung thư

Nhiều bệnh viện đã quá tải: 2, 3 bệnh nhân nằm một giường, mặc dù, hầu hết các bệnh viện đều đã mở thêm khoa ung thư. Bệnh ung thư thực sự là vấn nạn cho cả người động vật, gia súc gia cầm.

Người ta làm kinh tế, lo kiếm lợi nhuận không quan tâm đến vấn đề  khống chế, giảm thiểu ô nhiễm, các loại độc chất môi trường, không tạo môi trường làm việc trong sạch, môi trường sống lành mạnh, sẵn sàng xả thải ra đường ra sông, ra không khí, bất cứ nơi nào có thể xả thải.

Môi trường ô nhiễm, chất ô nhiễm nhiều khi vượt ngưỡng cho phép, chính là những chất độc gây bệnh, trong đó nguy cấp là bệnh ung thư. Dù qua con đường nào, suy cho cùng các bệnh này đều từ môi trường đã bị nhiễm độc, rồi truyền qua môi trường (nước, không khí hay qua dây chuyền thực phẩm)!

Bên cạnh đó, khi có tiền, những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn uống không khoa học, kể cả ngủ, chơi trong môi trường không khí độc hại cũng góp phần gây nên những căn bệnh ung thư hiểm nghèo.

Môi trường ô nhiễm, chất ô nhiễm nhiều khi vượt ngưỡng cho phép, chính là những chất độc gây bệnh, trong đó nguy cấp là bệnh ung thư

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người chết do ung thư; có nghĩa là, cứ 6 giây có một người chết do bệnh này. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến một kết luận rằng, có đến hơn 80% các bệnh liên quan đến môi trường xung quanh; trong đó, nhân tố hóa độc chất môi trường chiếm khoảng 90%.

Thật vậy, những năm gần đây, việc lạm dụng các hóa chất trong cuộc sống ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến như: chất bảo quản trong thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc diệt sâu bọ, diệt nấm…).

Người ta luôn phải hít thở không khí độc hại có cả khói thuốc lá, hơi Clo, hơi thủy ngân, bụi kim loại, nước uống nhiễm hóa chất hữu cơ, dầu mỡ., uống rượu bia và tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm cũng như chất thải từ các ngành công nghiệp tạo ra.

Hơn thế, các độc chất môi trường nếu lẫn tạp trong hàng nông-thủy sản thì sẽ bị từ chối khi xuất khẩu. Thiệt hại sẽ lớn vô cùng. Sau đây là một số độc chất môi trường gây ung thư  phổ biến và thời sự nhất ở nước ta.

Chất độc dioxin: Là một loại cực độc có mặt trong hầu hết các môi trường thành phần, nhưng ít tan trong nước, tồn tại nhiều và lâu ở đất, trầm tích (có khi đến 30-40 năm), xâm nhiễm qua con đường thực phẩm, vào thực vật, rồi vào cá, tôm vào rau, quả và cuối cùng vào con người. Cũng có thể ngộ độc trực tiếp do hô hấp, hay qua da do tiếp xúc, hay qua nước uống. Nếu liều lượng cao có thể gây độc cấp tính, nếu liều lượng thấp gây độc mãn tính, nhất là gây ung thu.

Độc chất xâm nhiễm qua con đường thực phẩm

Dioxin có từ 2 nuồn:1- từ chất độc da cam chiến tranh do Mỹ rải xuống khai quang rừng, 2-từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế chứa nhiều nhựa plastic thông qua quá trình đốt không hoàn toàn. Dioxin chiến tranh là chất diệt cò cực độc gọi tắt là TCDD và các đồng phân của nó (2,3,7,8-tetracloro dibenzo-para-dioxin) rất nguy hiểm cho con người, động thực vật và môi trường ...

TCDD là một chất rắn, rất bền, ít tan trong nước do vậy chúng thường tồn tại ít trong nước nhưng lại rất lâu trong môi trường đất và bùn đáy. Một tính chất nguy hại của TCDD là tác động lên cơ chế AND di truyền gen gây nên quái thai và gây ung thư. Theo Bs Tôn Thầt Tùng thì dioxin là tác nhân gây ung thư và nhất là ung thư gan.

Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu gần đây của Viện hàn lâm khoa học Mỹ thì dioxin là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tuyến tiền liệt của nhóm cựu chiến binh Mỹ đã từng phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam.

Ngoài ra, độc chất này là nguyên nhân của hàng loạt bệnh ung thư như: ung thư tổ chức phần mềm; u lympho ác tính; ung thư đường hô hấp (phổi, phế quản, khí quản, thanh quản); bệnh đa u tủy…v.v.

Độc chất gây ung thư có trong thực phẩm và qua dây chuyền thực phẩm: Các Độc chất này sẽ thông qua dây chuyền thực phẩm trong hệ sinh thái, cuối cùng gây ung thư cho người và đậng vật. Trong số đó có các độc chất từ thuốc trừ sâu và phân hóa học. Chúng tồn dư trong môi trường đất, nước rồi tích lũy vào sản phẩm nông nghiệp nhu lúa, khoai, rau quả.

Chúng cũng có mặt trong thực phẩm có thể là hóa chất được đưa vào thực phẩm với mục đích bảo quản, diệt nấm mốc hoặc là tạp chầt sinh ra trong quy trình nuôi trồng, sản xuất hoặc chế biến thực phẩm.

Các kim loại nặng gây ung thư như sắt, đồng, chì, thủy ngân, cadmium, kẽm, nhất là Arsen…từ không khí, từ nước thải đi vào môi trường nước, được cây hút vào tích lũy trong lá rau, củ, quả ; sau đó, người, động vật ăn phải, qua nhiều năm tích lũy sẽ gây ung thư.  Bệnh “Itai, Itai” (ngứa khắp mình mình mẩy - tiếng Nhật) là do nước các ruộng lúa bị nhiễm chất thải chứa Cadmium.

Chất  này tích lũy vào hạt gạo, người dân ăn gạo, lâu ngày, tích lũy và gây bệnh ung thư nguy hiểm này. Còn bệnh Minamata xảy ra ở vịnh Minamata, Nhật, do cá ăn phải phiêu sinh sống trong nước biễn bị nhiễm độc thủy ngân từ các nhà máy thải ra. Hàng chục người ăn cá đã bị bệnh ung thư và chết. Chúng tôi cũng đã có kết quả nghiên cứu các độc chất kim loại trong nước thải tích lũy lên cây lúa và hạt gạo ngoại thành TP HCM. Arsen cũng là một chất độc gây ung thư rất mạnh, từ chất thải công nghiệp, từ khoáng, đá phong hóa lẫn vào không khí, vào nước, nhất là trong nước ngầm.

Người dân dùng nước này, Arsen tích lũy dần và gây bệnh ung thư. Hàng loạt người dân tại nhiều làng ở Bangladet và Ấn đô bị ung thư và chết do uống  nước chứa Arsen từ nước ngầm trong các giếng khoan UNICEP. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đề tài này ơ ĐBSCL vì vùng này có điều kiện lập địa giống với Bangladet và Ấn Độ.

Đó là một điển hình cho tác dụng gây ung thư của độc chất Kim loại nặng từ môi trường qua con đường thực phẩm. Mặt khác, bụi chì từ khói xe, SO2, N2O, Cl từ khói thải nhà máy, hay bụi phấn “bay bay trên tóc thầy” nó vào mũi thầy, thậm chí cả nước hoa quá liều nữa… trong không khí cũng gây bệnh ung thư phổi cho người. Bụi nhà máy xi măng, chứa nhiều silic có kích thước hạt từ 1-5 micro mét, khi vào phổi sẽ nằm lại tong các phế nang, phế quản, gây ung thư phổi, dễ dẫn đến tử vong.

Chất khí Radon có trong các tầng đất đá, có thể tồn tại trong nhà và cũng có khả năng gây ung thư rất cao. Những người phun thuốc trừ sâu chuyên nghiệp hay công nhân thường tiếp xúc với khí Clo có nguy cơ bị ung thư phổi, gan cao..

Độc chất foocmon, hàn the: Là hợp chất hữu cơ rất độc, thế mà có người lạm dụng nó làm bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt để bánh dai và lâu ôi thiu. Nó làm biến dị các nhiễm sắc thể, gây nên các bệnh gây ung thư cho người như: ung thư xoang mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa.

Còn hàn the thì khi được đưa vào cơ thể, khoảng 20% sẽ tích tụ vĩnh viễn và gây tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là tác nhân gây ung thư không kém foocmon

Độc chất 3-MCPD và 1,3-DCP: có trong nước tương, xì dầu do quy trình công nghệ không hợp lý.. tạo nên từ quá trình thủy phân chất béo (váng dầu) bằng dung dịch axit clohydric.

Từ các nghiên cứu tác hại của 3-MCPD trên cơ thể của động vật cho thấy rằng, chất này có khả năng biến đổi gen, và đặc biệt nguy hiểm hơn khi hàm lượng 3-MCPD cao, tạo điều kiên thuận lợi tạo thành một chất gây ung thư mạnh hơn đó là 1,3-DCP (1,3- diclopropan-2-0l) gây nên khối u thận, biểu mô miệng, lưỡi  và biểu hiện gây ung thư trên cơ thể động vật, tất nhiên nó sẽ gây ung thư cho người rất cao.

Độc tố gây ung thư của nấm mốc: Mỗi buổi nhậu, người ta bày ra một gói đậu phộng rang hay một gói hạt điều cho thực khách nhấm nháp, uống bia…. Nhưng nếu các hạt này bị mốc, thấy rõ ở mầm hạt, màu vàng xám hoặc đen, thì ung thư sẽ có thể xảy ra khi ăn nhiều loại này. Quá trình bảo quản các hạt ngũ cốc, đậu phộng…trong điều kiện ẩm thấp dẫn đến tình trạng sinh ra nấm mốc  Aspergillus flavus… những nấm mốc này sẽ sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là aflatoxin B1.

Độc tố gây ung thư do rượu: Khi rượu được đưa vào trong cơ thể người, quá trình chuyển hoá của rượu có sinh ra acetaldehyd (Aa) là một carcinogen trong các mô động vật là một chất gây biến dị vi khuẩn và các tế bào động vật có vú. Sau thời gian nghiện rượu mãn tính, Aa có nồng độ cao trong máu tăng nguy cơ gây ung thư gan và các tổ chức khác trong cơ thể. Aa có khả năng với DNA dẫn đến sự hình thành DNA mới, mở đầu của quá trình sinh ung thư.

Độc chất gây ung thư từ thuốc lá: Nhiễm độc khói thuốc lá không chỉ cho người hút mà nguy hại hơn là nó ô nhiễm môi trường gây cho người hít phải, nhất là trẻ con bị ung thư phổi.

Thành phần khói thuốc lá rất phức tạp, có tới hơn 4000 hợp chất trong đó 200 loại hoá chất có hại cho sức khoẻ và nguy hiểm hơn nữa  là số lượng chất gây ung thư cho người lên 40 chất. Độc chất gây ung thư  bao gồm nhóm các hợp chất đa vòng, dị vòng.

Độc chất gây ung thư từ thuốc lá

Hiện nay người ta đã tách được 7 chất  nitrosamin có khả năng gây ung thư phổi, thực quản, tuỵ và ung thư miệng khi hút thuốc lá. Các hydrocacbon đa vòng thơm (PAH) trong khói thuốc có khả năng kết hợp với DNA nhân để gây ra biến dị và ung thư tế bào.

Như vậy, thuốc lá và khói thuốc là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh ung thư như: ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư mũi, ung thư thận và bàng quang, ung thư tuyến tuỵ, ung thư bộ phận sinh dục, ung thư hậu môn và đại trực tràng… 

Một số độc chất gây ung thư sinh ra từ ô nhiễm môi trường khác:

Các chất độc hại gây ung thư sinh ra từ khí thải của động cơ và các lò đốt công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, củi, xăng gọi chung là PAH và BaH…Khi hít phải các chất này kết hợp với DAN gây ra các biến dị làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư vùng bụng và ung thư thanh quản.

Các chất độc hại gây ung thư sinh ra từ khí thải của động cơ và các lò đốt công nghiệp

Ethylene và ethylene oxide: Đây là các chất khí được hình thành trong suốt quá trình đốt cháy của động cơ và kể cả trong khói thuốc. Một điều mà người ta phải nhớ là trong các đám lễ có đốt hương, không gian chật hẹp, kín gió, môi trường sẽ bị ô nhiễm các chất hydrat cacbon như etylen, metylen... Từ môi trường không khí, các chất này vào cơ thể, làm rối loại cấu trúc của đại phân tử protein và DNA, từ đó tạo nên chất gây ung thư cơ bản.

Nhựa Polychlorobipheyl (PCB) được sử dụng rộng rãi dưới dạng các sản phẩm như: dầu nhờn, cồn dán, xi đánh giầy, chất hút bụi, thuốc trừ sâu, dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường sẽ bị phân huỷ thành nhiều chất dioxin cực độc hại dẫn đến ung thư ác tính. Chất này tính trơ với điều kiện môi trường tự nhiên với oxy, ánh sáng nhưng lại tích lũy, hòa tan trong các lớp mỡ người, động vật sẽ gây nên ung thư.

Bụi amian (cả amian trắng, xanh hay nâu) trong không khí hay sợi amian trong nước từ các mái nhà lợp tôn phibroximăng theo nước mưa chảy xuống, là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư như ung thư phế quản, phổi, biểu mô. Thông qua đường hô hấp, các sợi amian xâm nhập vào phổi khi tiếp xúc với các tế bào ở túi hơi trong phổi sinh ra những mẫu oxigen phản ứng và cuối cùng gây độc tế bào, gây biến dị gen sinh ung thư.

 Chất fenol có trong dầu vỏ hạt điều, là một chất độc trong môi trường nước và cả trong môi trường không khí, nó có mặt trong khói khi đốt vỏ hạt điều có khả năng gây ung thư. Độc độ của nó sẽ tăng lên 4 lần khi môi trường có mặt Clo, vì sẽ tạo ra Clorua phenol

Trên đây là những độc chất gây ung thư cơ bản và  phổ biến nhất trong môi trường, từ chất thải  công nghiệp, sinh hoạt đô thị, khu dân cư, hay do lối sống hàng ngày không khoa học của chúng ta.

Để hạn chế, phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, chúng ta cần có những hiểu biết cụ thể về  độc chất môi  trường (chứ không phải chỉ là y tế) về nguồn gốc phát sinh, hoạt động trong môi trường.

Nếu chỉ quan tâm bệnh lý mà không chú ý độc chất từ môi trường thì khi phát hiện thấy bệnh thì đã quá trễ. Bên cạnh đó, việc thực thi các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng và thải độc chất thải độc hại ra môi trường phải được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, đối với mỗi người, tự xây dựng cho mình một môi trường sống, sinh hoạt phải sạch, lành mạnh, tránh việc sử dụng các đồ ăn, thức uống có nguy cơ gây độc cao, và đặc biệt cần loại bỏ thuốc lá ra khỏi cuộc sống của chúng ta.       

GS.TSKH Lê Huy Bá

(Khoa CN Môi Trường - CN Sinh học, ĐHCN Thực Phẩm, TP. HCM)

MTDT

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo nguy cơ độc chất môi trường gây bệnh ung thư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.